A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Cảnh giác với âm mưu chống phá Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XIV

 

QPTĐ-Lập pháp là một trong những chức năng cơ bản của Quốc hội nước ta. Với tư cách là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. Chính vì vậy, mỗi khi Quốc hội họp, các thế lực thù địch, phần tử phản động, cơ hội chính trị lại ra sức chống phá.

 

 

Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp.


Có thể khẳng định, trong thời gian qua, công tác lập pháp của Quốc hội thường xuyên được đổi mới và ngày càng có hiệu quả hơn. Hoạt động lập pháp của Quốc hội đã tạo cơ sở pháp lý phục vụ công cuộc đổi mới toàn diện đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta theo hướng ngày càng sâu rộng, trọng tâm hướng vào việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, thực hiện quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân. Bên cạnh những kết quả nêu trên, công tác lập pháp của Quốc hội cũng còn bộc lộ một số bất cập, hạn chế nhất định. Trong hoạt động lập pháp, vẫn còn những lĩnh vực của đời sống xã hội chưa có luật điều chỉnh; còn tình trạng một số luật, pháp lệnh mới được ban hành nhưng chất lượng chưa cao, thiếu tính khả thi, chậm đi vào cuộc sống. Quá trình xây dựng một số luật, pháp lệnh chưa thực sự bám sát nhu cầu cuộc sống, dẫn đến việc phải sửa đổi, bổ sung nhiều lần, làm ảnh hưởng đến sự ổn định của hệ thống pháp luật... Và đó là những khoảng trống để các thế lực thù địch lợi dụng chống phá.


Trong khi Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XIV đang diễn ra, trên một số trang mạng xã hội, facebook cá nhân xuất hiện một loạt những bài viết như: “Có nhóm lợi ích đằng sau các dự án luật ở Việt Nam?”, “Kỳ họp Quốc hội hợp lòng dân", “Muốn đất nước hùng cường-Phải xoá bỏ ngay Điều 4 Hiến pháp”, “Khi những cái đầu Mác-Lê bàn chuyện kinh tế đất nước”... Trong các bài viết này, các phần tử phản động, cơ hội chính trị đội lốt "nhà dân chủ", “nhà hoạt động xã hội” đòi hỏi phải tách rời công tác lập pháp khỏi sự lãnh đạo của Đảng. Chúng cho rằng, nếu Hiến pháp, pháp luật chỉ là sự thể chế hóa đường lối, nghị quyết của Đảng thì hệ thống pháp luật ấy chỉ bảo vệ lợi ích của Đảng. Chúng cũng luôn nhấn mạnh và đề cao cái gọi là Nhà nước “tam quyền phân lập”, cổ xúy cho cái gọi là “xã hội dân sự”. Thực chất của sự đề cao này là đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng ta và hướng tới mô hình đa nguyên, đa đảng. Chúng lôi kéo một số luật sư, trí thức tham gia bình luận, kiến nghị bỏ luật này, làm luật kia, thậm chí xuyên tạc chức năng lập pháp của Quốc hội...


Chúng ta đã biết, ở nước ta, Đảng lãnh đạo Nhà nước và toàn xã hội là một tất yếu lịch sử khách quan đã được ghi nhận tại đạo luật gốc, Điều 4, Hiến pháp năm 2013. Do đó, Đảng lãnh đạo hoạt động của Quốc hội là tất yếu. Trong phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng khẳng định: “Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 7 dự án Luật, 2 dự thảo Nghị quyết và cho ý kiến về 9 dự án Luật khác nhằm kịp thời thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, góp phần bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, hoàn thiện tổ chức bộ máy Nhà nước, bảo đảm quyền con người, quyền công dân, củng cố quốc phòng và an ninh, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước, hội nhập quốc tế trong tình hình mới...”.


Mặt khác, từ bài học của một số đạo luật, văn bản pháp quy chưa được chuẩn bị kỹ đã thông qua, để lại nhiều hệ lụy xấu, càng đòi hỏi công tác lập pháp phải hết sức thận trọng, bảo đảm chất lượng, không chạy theo số lượng. Việc Kỳ họp thứ 7, Quốc hội Khóa XIV chưa đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh dự án Luật Biểu tình, dự án Luật Đặc khu...là cần thiết khi mà công tác chuẩn bị chưa đáp ứng yêu cầu. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng từng khẳng định: “Ban hành luật để bảo đảm quyền công dân, nhưng cũng phải bảo đảm lợi ích của dân và lợi ích của cả đất nước, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa quyền của dân tham gia biểu tình, mà không gây rối loạn đất nước. Luật Biểu tình mà làm rối loạn đất nước thì người dân cũng không mong muốn”.


Còn nhớ, tháng 6 năm 2018, trong khi đang diễn ra Kỳ họp thứ 5, Quốc hội Khóa XIV, nghe lời xúi dục, kích động của các phần tử phản động, cơ hội chính trị, một số người dân nhẹ dạ, cả tin đã xuống đường biểu tình trái phép, phản đối dự án Luật Đặc khu và Luật An ninh mạng. Việc làm đó đã gây ra những hậu quả rất lớn mà đến nay vẫn còn chưa khắc phục hết. Vì vậy, mỗi người dân cần tỉnh táo, không để “lòng yêu nước”, sự quan tâm của mình đến các vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội bị đối tượng xấu lợi dụng.


Phương Minh

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Phóng sự ảnh
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội
Tỷ giá ngoại tệ