A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Đập tan luận điệu “Muốn chống tham nhũng phải thay đổi thể chế chính trị”

 

QPTĐ-Trong thời gian qua, công cuộc phòng, chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta đang có bước tiến mạnh, đạt được nhiều kết quả toàn diện, rõ rệt, để lại dấu ấn tốt, tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội, được nhân dân đồng tình đánh giá cao, được các tổ chức quốc tế ghi nhận. Vậy nhưng, trên một số trang mạng, Facebook cá nhân, các thế lực thù địch, phần tử phản động, cơ hội chính trị ra sức tuyên truyền, xuyên tạc công cuộc phòng chống tham nhũng của Đảng và Nhà nước ta. Một loạt bài viết với những lập luận xuyên tạc rất nguy hiểm như: “Làm sao chống tham nhũng trong cơ chế đẻ ra tham nhũng”; “Việt Nam không tự do làm sao chống tham nhũng”; “Muốn chống tham nhũng phải thay đổi thể chế”; “Vì sao Việt Nam tụt hạng chống tham nhũng”... Chúng xuyên tạc cho rằng: Nguyên nhân thực sự của tham nhũng là do hệ thống chính trị độc tài, độc quyền và độc trị, thành ra muốn giải quyết triệt để nạn tham nhũng thì Việt Nam phải cải tổ hệ thống chính trị thành hệ thống chính trị đa đảng, đa nguyên để những người cầm quyền cẩn trọng hơn. Mỗi một sự lạm dụng quyền lực của đảng viên cầm quyền, lập tức bị các đảng viên đối lập và người dân phát giác, ngăn ngừa và triệt tiêu. 

 

 

Việt Nam không có "vùng cấm" trong xử lý tham nhũng.

 

Đây là một luận điệu vô cùng nguy hiểm, bóp méo, xuyên tạc sự thật mà bản chất là đòi xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng ta, xóa bỏ hệ thống chính trị ở nước ta, cũng có nghĩa là xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.


Vậy có phải thể chế chính trị 1 Đảng lãnh đạo sẽ đẻ ra tham nhũng. Muốn không có tham nhũng thì phải đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập? Như chúng ta đã biết, tham nhũng là một hiện tượng xã hội xuất hiện rất sớm trong lịch sử loài người, nó tồn tại trong mọi chế độ chính trị khác nhau, gắn liền với nhà nước và quyền lực. Luật Phòng chống tham nhũng của Việt Nam xác định: "Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn, đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để trục lợi". Theo tài liệu của Liên hợp quốc, tham nhũng được định nghĩa là "sự lợi dụng quyền lực của Nhà nước để trục lợi riêng". Tổ chức Minh bạch quốc tế định nghĩa: "Tham nhũng là lạm dụng chức vụ công để hưởng tư lợi". Như vậy bản chất của tham nhũng gắn liền với quyền lực chính trị và quyền lực kinh tế và cho dù chế độ chính trị nào, chế độ một đảng cầm quyền hay đa đảng thay nhau cầm quyền thì vẫn xảy ra nạn tham nhũng.


Thực tế ở một số nước phát triển, có chế độ đa đảng thay nhau cầm quyền vẫn xảy ra tham nhũng nghiêm trọng, thậm chí là ở những người đứng đầu đất nước. Ví dụ như cựu Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye bị Quốc hội Hàn Quốc phế truất chức Tổng thống vào tháng 12-2016 do Bà Park Geun-hye bị buộc tội tham nhũng dính líu đến vụ bê bối chính trị dùng quan hệ cá nhân để tăng ảnh hưởng và trục lợi tài chính. Gần đây nhất là Cựu Tổng thống Brazil Temer bị cáo buộc cầm đầu một “tổ chức tội phạm”, nhận hối lộ lên đến 1,8 tỷ reais (tương đương 472 triệu USD) liên quan đến nhiều dự án, trong đó có dự án Nhà máy điện hạt nhân Angra ở bờ biển Rio de Janeiro cũng như nhiều công ty khác. Hay cựu tổng thống Peru Alan Garcia đã tự sát bằng súng tại nhà riêng để tránh bị cảnh sát bắt liên quan tới cáo buộc nhận hối lộ trong cuộc điều tra Công ty xây dựng Odebrecht mua chuộc hàng loạt lãnh đạo Peru để nhận các gói thầu béo bở. Như vậy, cả lý luận và thực tiễn đều khẳng định, tham nhũng có thể xuất hiện ở bất kỳ chế độ xã hội nào, thể chế chính trị nào nếu công tác quản lý kinh tế, xã hội lỏng lẻo.


Đảng Cộng sản Việt Nam nắm quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là sự lựa chọn của nhân dân Việt Nam. Sự lựa chọn này đã được Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2013 khẳng định tại Điều 4: Đảng Cộng sản Việt Nam-Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác-Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đồng thời, sự lựa chọn này được cộng đồng quốc tế thừa nhận.


Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, khẳng định sự lựa chọn của nhân dân ta là đúng đắn, phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Cuộc đấu tranh chống tham nhũng do Đảng khởi xướng và lãnh đạo đang được thực hiện quyết liệt và hiệu quả, mang lại niềm tin lớn cho nhân dân Việt Nam. Và chính kết quả của cuộc đấu tranh chống tham nhũng là thực tế đập tan luận điệu xuyên tạc “Việt Nam muốn chống tham nhũng phải thay đổi thể chế chính trị”.


Hà Huy


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Phóng sự ảnh
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội
Tỷ giá ngoại tệ