A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Văcxin không phải là phép màu

 

QPTĐ-Tròn 1 năm, kể từ khi Sars-CoV-2 được phát hiện tại Vũ Hán (Trung Quốc) đến nay, thế giới vẫn chưa thoát khỏi cơn khủng hoảng y tế tồi tệ nhất thời hiện đại. Hơn 68 triệu người nhiễm Covid-19 và trên 1,5 triệu người tử vong là những số liệu được thống kê mới nhất tai 226 quốc gia và vùng lãnh thổ.  Điều đáng lo ngại là tình hình đại dich Covid-19 vẫn có những diễn biến rất phức tạp, đẩy nhiều quốc gia lâm vào tình trạng suy thoái kinh tế và tác động tiêu cực đến các mặt đời sống xã hội. Chính vì vậy, ngay khi dịch bệnh xảy ra, nhiều nước trên thế giới đã bắt tay ngay vào cuộc tìm kiếm  loại văcxin phòng dịch bệnh nguy hiểm này.

Ảnh minh họa (Internet)

Cho đến nay, nhiều nước trên thế giới đã công bố sản xuất thành công văcxin ngừa Covid-19. Mới đây, Vương quốc Anh tuyên bố trở thành quốc gia phương Tây đầu tiên cho phép tiêm văcxin Covid-19, sự kiện này đánh dấu cột mốc quan trọng trong cuộc chiến toàn cầu chống lại Sars-CoV-2, thắp lên tia hy vọng cho người dân ở khắp nơi trên thế giới.  Đây là loại văcxin do hãng Pfizer (Mỹ) phối hợp với BioNTech (Đức)  sản xuất, có hiệu quả lên đến 95% và đáp ứng đủ các quy chuẩn an toàn. Nga cũng đã “bắt tay ngay” vào việc  tiêm chủng đại trà văcxin ngừa Covid-19. Văcxin Sputnik V được chứng thực có hiệu quả đến 95% và không gây phản ứng phụ nghiêm trọng. Trung Quốc đã cấp phép sử dụng khẩn cấp văcxin của các hãng Sinovac và Sinopharm  từ tháng 7-2020.  Ngoài ra, nước này còn có 5 loại văcxin từ 4 nhà sản xuất trong nước, hiện đang được thử nghiệm ở hơn 10 quốc gia khác. Mỹ cũng đang  ráo riết đánh giá thẩm định văcxin trước khi cấp phép. Canada cho biết, vào đầu năm 2021 nước này sẽ có 6 triệu liều văcxin của Moderna và Pfizer/BioNTech.  Mexico sẽ tiêm vắcxin vào cuối tháng 12. 

Trong một thông báo mới đây, Bộ Y tế Việt Nam cho biết cũng sẽ tiến hành thử nghiệm văcxin trên người với sản phẩm được nghiên cứu bởi Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học Dược Nanogen, sử dụng công nghệ tái tổ hợp protein. Được biết, đến thời điểm này các Nhà sản xuất văcxin Covid-19 của Việt Nam như IVAC, VABIOTECH, NANOGEN đã nỗ lực  triển khai nghiên cứu, thí nghiệm trên lâm sàng. Rieng NANOGEN đã hoàn thành giai đoạn này và sẵn sàng thử nghiệm  lâm sàng giai đoạn 1. Bộ trưởng Bộ Y tế  Nguyễn Thanh Long đã nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng của việc nghiên cứu, sản xuất vắc xin Covid-19. Bộ Y tế  đã chủ động  thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu, sản xuất vắc xin trong nước, đồng thời tăng cường hợp tác, trao đổi, đàm phán  với các đơn vị sản xuất trên thế giới để sớm tiếp cận được nguồn văcxin phục vụ nhu cầu tiêm chủng phòng, chống dịch trong nước.

Trong một phát biểu mới đây, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)-Ông Tedros Adhanom Ghebreyesus cho rằng, những kết quả thử nghiệm lâm sàng khả quan mới thu được từ một số văcxin phòng Covid-19 là “ánh sáng” ở phía cuối đường hầm, mà thế giới đang lần theo để thoát khỏi đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia y tế, các nước cũng không nên quá kỳ vọng văcxin sẽ thay thế mọi biện pháp khác để chặn đứng đại dịch, mà lơ là cảnh giác. “Văcxin rất quan trọng nhưng không phải là phép màu. Điều chúng ta cần là một hệ thống giám sát mạnh hơn và các biện pháp y tế cộng đồng đủ mạnh là vũ khí tốt nhất để ngăn chặn đại dịch. Điều này đã được chứng minh tại nhiều quốc gia trên thế giới. Họ đã áp dụng và có thể kiểm soát hoàn toàn dịch bệnh mà không cần đến văcxin. Nếu mọi người vẫn tiếp tục chủ quan, không đeo khẩu trang, không tuân thủ các biện pháp sẽ khó kiểm soát hiệu quả dịch bệnh”- Ông  Stephane Bance-Giám đốc điều hành của Moderna- Hãng dược phẩm hàng đầu của Mỹ, khuyến cáo như vậy!

PV
 


Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Phóng sự ảnh
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội
Tỷ giá ngoại tệ