Bản hùng ca Chiến thắng
QPTĐ-Kỷ niệm 50 năm Chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không”, tối 17-12, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội thực hiện cầu truyền hình đặc biệt “Bản hùng ca chiến thắng” tại 3 điểm cầu: Cột cờ Hà Nội, Đài tưởng niệm Khâm Thiên và trận địa tên lửa Chèm thuộc phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Tiết mục nghệ thuật trong chương trình.
Đến dự chương trình có Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Lê Hải Bình; Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong; Trung tướng Trần Ngọc Quyến, Chính ủy Quân chủng Phòng không-Không quân; các Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội: Trung tướng Nguyễn Quốc Duyệt, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô, Nguyễn Doãn Toản, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy.
(1).jpg)
Các đại biểu tham dự Chương trình.
Giao lưu nhân chứng lịch sử.
Chương trình đã đưa khán giả đi theo tiến trình lịch sử: Từ “Sự kiện vinh Bắc bộ” vốn được xem là “cái cớ” để Mỹ dùng không quân tiến hành đánh phá miền Bắc, đến những thời khắc đầy cam go tại Hội nghị Paris. Từ âm mưu quay lưng lại “tấm thảm” xanh bên bàn đàm phán đến âm mưu tạo ra những “tấm thảm” bom B-52 đẫm máu. Không chỉ thông qua những phóng sự, tiểu phẩm, mà còn có những câu chuyện từ các nhân chứng sống cách đây 50 năm, mang lại những khoảnh khắc xúc động nhưng cũng đầy tự hào cho người xem. Với câu chuyện của Anh hùng LLVT, Đại tá Nghiêm Đình Tích-nguyên Đài trưởng P-35, Đại đội 45, Trung đoàn 291, Sư đoàn Phòng không 365 là người đầu tiên kịp thời xác định và thông báo sớm cho Hà Nội 35 phút để nhân dân sơ tán và các lực lượng phòng không- không quân chuẩn bị đối phó với “pháo đài bay” B-52. Đại tá, Anh hùng LLVT Đinh Thế Văn, chỉ huy Tiểu đoàn 77 đã bắn hạ 4 chiếc B-52, nhiều nhất trong số các đơn vị tên lửa tham gia chiến đấu bảo vệ Thủ đô trong 12 ngày đêm... còn rất nhiều câu chuyện của những con người đã làm nên Hà Nội 12 ngày đêm anh dũng, kiên cường, bất khuất.

Lãnh đạo Thành phố và các đại biểu tặng hoa Ban Tổ chức chương trình.