A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bộ đội Thông tin liên lạc - 76 năm vững vàng cánh sóng

 

QPTĐ-Nhìn lại chặng đường 76 năm xây dựng trưởng thành và phát triển (9/9/1945-9/9/2021), Bộ đội TTLL (trong đó có Tiểu đoàn Thông tin 610, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội) đã có bước phát triển vượt bậc cả về quy mô, tầm vóc và diện mạo. Những công lao đóng góp, cống hiến và kinh nghiệm của lớp lớp cán bộ, chiến sĩ TTLL đã và đang là hành trang, điểm tựa để thế hệ ngày nay vững bước đi lên; những bài học kinh nghiệm quý giá đang được truyền thụ vận dụng, những truyền thống tốt đẹp đang được giữ gìn và phát huy. 

Tiểu đoàn Thông tin 610, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội huấn luyện triển khai trạm vinasat trong điều kiện bị chế áp điện tử.

Binh chủng Thông tin liên lạc (TTLL) là binh chủng chuyên môn của Quân đội nhân dân Việt Nam, có chức năng tham mưu, đề xuất với Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác thông tin quân sự, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quản lý Nhà nước đối với hệ thống thông tin quân sự; huấn luyện, đào tạo, xây dựng lực lượng, bảo đảm trang bị kỹ thuật nhằm bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt trong thế bố trí chiến lược, phòng thủ và tác chiến của quân đội.

Để Trung ương Đảng, Chính phủ Cách mạng Lâm thời và Bộ Tổng chỉ huy có thể nắm vững và chỉ đạo các đơn vị, các chiến khu, các tỉnh trong cả nước, yêu cầu đặt ra cần phải có ngay một hệ thống TTLL riêng cho quân đội. Ngày 09/9/1945, Phòng TTLL quân sự Bộ Tổng tham mưu do đồng chí Hoàng Đạo Thúy phụ trách được thành lập, chính thức triển khai mạng lưới TTLL đầu tiên của quân đội, góp phần quan trọng giúp Trung ương Đảng, Chính phủ và Bộ Tổng Tư lệnh chỉ đạo, chỉ huy quân đội tập trung, thống nhất, nhanh chóng và chính xác. Ngày 9/9/1945 trở thành ngày truyền thống của Bộ đội TTLL. Trên cơ sở Nghị quyết của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 6 (1949), ngày 31/7/1949, Bộ Quốc phòng, Tổng Tư lệnh ra Nghị định số 123-NĐ về việc thành lập Cục TTLL thuộc Bộ Tổng Tư lệnh và ngày 18/6/1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 56-SL cử đồng chí Hoàng Đạo Thúy làm Cục trưởng Cục TTLL thuộc Bộ Tổng Tư lệnh, với các nhiệm vụ hình thành tổ chức cơ quan và đơn vị thuộc Cục, mở lớp đào tạo sỹ quan tham mưu TTLL và cán bộ kỹ thuật sửa chữa vô tuyến điện, điện thoại, máy phát điện, ban hành phương án tổ chức hệ thống TTLL trong toàn quân; sửa chữa, mua sắm các phương tiện khí tài TTLL để trang bị cho các đơn vị, biên soạn tài liệu để huấn luyện cho TTLL toàn quân.

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Binh chủng phát triển mạnh mẽ cả về tổ chức biên chế, và phương tiện kỹ thuật. Với cách tổ chức liên lạc hợp lý, sử dụng hiệu quả các loại hình phương tiện TTLL, bằng cách tổ chức liên lạc vô tuyến điện theo mạng và vượt cấp, trong cuộc Tổng tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954, đỉnh cao là Chiến dịch Điện Biên Phủ, Bộ đội TTLL đã hoàn thành tốt nhiệm vụ tổ chức và bảo đảm TTLL chỉ đạo, chỉ huy từ cấp chiến lược đến chiến dịch và chiến đấu. Ở bất cứ chiến trường nào trong cuộc tiến công chiến lược cũng đều nhận được sự chỉ đạo chặt chẽ của Bộ Chính trị Trung ương Đảng, Tổng Quân ủy và Bộ Tư lệnh thông qua hệ thống TTLL vô tuyến điện của quân đội do Bộ đội TTLL đảm nhiệm.

Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, Bộ đội TTLL đã có bước tiến mới về phương thức tổ chức bảo đảm cho tác chiến trong một chiến dịch tiến công trận địa quy mô lớn, đã bảo đảm vững chắc cho chỉ đạo, chỉ huy bộ binh, pháo binh, công binh, pháo phòng không. Chiến dịch Điện Biên Phủ là đỉnh cao của nghệ thuật tổ chức bảo đảm TTLL trong một chiến dịch lớn có tầm vóc lịch sử.

Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, bộ đội TTLL phát triển vượt bậc cả về số lượng nhân lực và được trang bị nhiều loại khí tài, phương tiện kỹ thuật hiện đại. Biên chế tổ chức của Binh chủng TTLL tiếp tục được hoàn thiện và phát triển…

Bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, Binh chủng TTLL được Đảng, Nhà nước và Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng quan tâm, đầu tư tiến thẳng lên hiện đại. Hệ thống TTLL quân sự phát triển nhanh, bền vững, mang tính đột phá, nhất là về quy mô công nghệ, phương thức bảo đảm, độ ổn định, tính vững chắc ngang tầm với trình độ công nghệ trong khu vực; phục vụ tốt nhiệm vụ thường xuyên, sẵn sàng chiến đấu nhất là bảo vệ chủ quyền biển, đảo, biên giới, các hoạt động lớn của Đảng, Nhà nước.

Hiện nay, Bộ đội TTLL là một trong các lực lượng được xác định ưu tiên hiện đại hóa theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ IX. Nhiều khí tài, phương tiện thông tin hiện đại được trang bị, trình độ chuyên môn của cán bộ chiến sĩ được nâng cao để làm chủ các công nghệ hiện đại để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, phát huy truyền thống vẻ vang của binh chủng “Mưu trí, dũng cảm, đoàn kết, chủ động, sáng tạo, khắc phục mọi khó khăn, bảo đảm thông tin liên lạc kịp thời, chính xác, bí mật, an toàn trong mọi tình huống, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên giao”. 

Trong các cuộc kháng chiến và trong công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, Bộ đội TTLL đã được Đảng, Nhà nước và Quân đội tặng thưởng Huân chương Sao vàng; Huân chương Hồ Chí Minh và nhiều phần thưởng cao quý khác; trong đó 69 tập thể và 37 cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. 

Cát Tường
 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Phóng sự ảnh
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội
Tỷ giá ngoại tệ