A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Phải tự nhìn lại…

 

Hoạt động của hệ thống hành chính ở nhiều địa phương ngày càng trở thành mối quan tâm sâu sắc của các tầng lớp nhân dân. Bởi sự gắn bó với chính quyền trên rất nhiều lĩnh vực và sự ứng xử của bộ máy cơ quan, từng cán bộ, công chức tác động trực tiếp đến quyền lợi vật chất và tinh thần của người dân. Đến mức có người trong hệ thống chính quyền kêu lên là: “Làm dâu trăm ho”. Còn nhiều người dân thì kêu hệ thống hành chính chỉ: “Hành dân là chính”. Bởi vậy luôn tự nhìn lại mình là yêu cầu của tất các các cơ quan hành chính cùng đội ngũ cán bộ, công chức.

 

 

Cải cách thủ tục hành chính là vấn quan tâm của toàn xã hội. (Ảnh Internet)

 

Có một cơ sở để tự nhận thấy tình trạng của mình là Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI). Mới đây nhất, các chỉ số của năm 2015 được Chương trình phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam phối hợp với Trung tâm bồi dưỡng cán bộ và Nghiên cứu khoa học Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trung tâm Nghiên cứu phát triển và Hỗ trợ cộng đồng (Liên hiệp hội khoa học kỹ thuật Việt Nam) công bố. Đây là năm thứ 5 có các báo cáo chỉ số này. Hằng năm báo cáo trở thành một công cụ hữu ích phản ánh sự nhìn nhận, đánh giá khách quan của đông đảo người dân về hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền ở tất cả tỉnh, thành phố trong cả nước. Nó đã trở thành một trong những nguồn dữ liệu thực tiễn tin cậy phục vụ các thảo luận chính sách về cải cách thể chế và hành chính ở Việt Nam.

 

Dư luận chung của thế giới cho rằng những thành tựu về phát triển kinh tế, xã hội, xóa đòi nghèo và chỉ số phát triển con người cho thấy sự thành công của hệ thống hành chính. Năm 2015, chỉ số “Cung ứng dịch vụ công” có sự cải thiện trong hiệu quả cung ứng dịch vụ công tới người dân. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn cần tiếp tục đổi mới nhằm đảm bảo phát triển ở nhiều lĩnh vực. Họ cũng chỉ rõ rằng cần cải thiện hơn nữa hiệu quả quản trị, qua đó tăng cường trách nhiệm giải trình, thúc đẩy công khai, minh bạch, đồng thời tạo cơ hội để người dân đánh giá hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính.

 

Có thể coi đó là sự cảnh báo khi Báo cáo năm 2015 cho thấy so với năm 2014, xu hướng suy giảm hiệu quả quản trị và hành chính ở 5 trong 6 chỉ số. Chỉ số nội dung “Công khai, minh bạch” giảm mạnh nhất, chỉ số “Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công” cũng sụt giảm đáng kể. Hai chỉ số “Tham gia của người dân ở cấp cơ sở” và “Trách nhiệm giải trình với người dân” cũng giảm. Chỉ số “Thủ tục hành chính công” cũng giảm nhẹ trong năm 2015. Người dân vẫn lo ngại về chất lượng dịch vụ ở bệnh viện tuyến huyện, quận và không mấy hài lòng với chất lượng dịch vụ giáo dục tiểu học.

 

 Báo cáo nêu kết quả ở các nội dung và so sánh qua 5 năm (từ 2011 đến 2015), cho thấy các tỉnh, thành phố có sự cải thiện nhiều là: Nam Định, Hà Tĩnh, Quảng Trị, thành phố Đà Nẵng và Long An. Những tỉnh, thành phố đó luôn đạt điểm cao nhất trong suốt 5 năm. Theo vùng miền thì các tỉnh, thành phố đạt điểm cao hơn thường tập trung ở các vùng Đông Bắc, miền Trung và Đông Nam Bộ; những tỉnh, thành phố đạt điểm thấp thường tập trung ở Nam Trung Bộ và Tây Nguyên...

 

Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh đã và đang góp phần tạo động lực nâng cao hiệu quả quản trị và hành chính công từ Trung ương đến địa phương, xây dựng một nền công vụ vì dân và thúc đẩy phát triển bền vững ở Việt Nam. Điều quan trọng khác là mối quan hệ giữa dân và chính quyền sẽ gắn bó thiết thực hơn, đều tự nhìn lại mình trong mọi trường hợp, thúc đẩy xã hội phát triển bền vững.

 

HOÀNG HƯƠNG

 

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Phóng sự ảnh
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội
Tỷ giá ngoại tệ