A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Du lịch cộng đồng nơi “non xanh” Sơn La

“Thay da, đổi thịt” phát triển về quy mô, chất lượng

Bài cuối: Tháo gỡ rào cản, đầu tư xứng tầm

Với những đồng bào dân tộc tại tỉnh Sơn La đã và đang tiếp cận với loại hình du lịch cộng đồng, bên cạnh những thuận lợi phát triển loại hình du lịch cộng đồng, tạo trải nghiệm cho du khách tới tham quan, tìm hiểu địa phương, thì vẫn còn những khó khăn tồn tại cần phải giải quyết dứt điểm tạo điều kiện cho loại hình này song hành trở thành một trong những nguồn thu chính của đồng bào các dân tộc tại tỉnh Sơn La trong thời gian tiếp theo.

Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng, nguồn vốn còn ít.

Double commanVới vị trí địa lý tương đối thuận lợi, cùng nhiều tiềm năng, thế mạnh về tài nguyên tự nhiên, nhân văn để phát triển nhiều loại hình du lịch phong phú, đa dạng, Sơn La được biết đến với nhiều khu, điểm du lịch hấp dẫn. Và để phát triển du lịch, nhất là du lịch cộng đồng, Sơn La cần chú trọng giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thông qua các hoạt động thiết thực (Thành ủy Sơn La đã ban hành Đề án về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Thành phố, mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc tiểu vùng Tây Bắc giai đoạn 2020-2025...Double comman

Thực tế đang tồn tại tại xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La là giao thông đi lại còn khó khăn, những con đường lên địa điểm tham quan du lịch còn nhỏ, hẹp chất lượng kém, nhiều nơi đến nay vẫn còn là đường đất chưa có sự đầu tư mạnh. Anh Tráng A Chu cho biết: Tuyến đường chạy qua bản vẫn còn hơn 1km là đường đất, những hôm mưa đường trở nên trơn trượt, du khách muốn đi tham quan cũng không biết phải di chuyển như thế nào. Bản thân tôi cũng đã từng gọi điện chia sẻ với các cấp về vấn đề này và mong muốn địa phương quan tâm, tạo điều kiện làm đường bê tông phục vụ cho du khách đi lại”. Bên cạnh đó, ngoài giao thông, hạ tầng chưa đồng bộ còn hiện hữu công tác xúc tiến thương mại du lịch gặp hạn chế, chất lượng sản phẩm trải nghiệm của các địa điểm du lịch cộng đồng còn ít, thiếu sự đa dạng về hình thức; sự liên kết giữa các địa điểm du lịch tại Sơn La với các công ty lữ hành ngoài địa phương còn yếu, sự tiếp cận của các địa phương ngoài các thành phố lớn biết tới du lịch cộng đồng tại tỉnh còn ở mức hạn chế cần phải nhanh chóng đâu tư quảng bá thương hiệu này với “thị trường” khách du lịch hơn nữa trong thời gian tiếp theo.

Để du lịch hướng tới mọi đối tượng trong và ngoài nước, thông qua giao tiếp nhằm truyền tải những giá trị đặc sắc trong văn hóa của đồng bào tại các địa điểm du lịch cũng đang gặp trở ngại rất lớn. “Trước đây, mỗi khi có du khách ngoại quốc tới homestay, những gia đình trong bản chỉ dùng cử chỉ, miêu tả bằng hành động để họ hiểu. Sau này, có người quen chỉ cho cách vào google dịch trên điện thoại, nói vào đó để giao tiếp với du khách nước ngoài. Sau thấy sự cần thiết của ngoại ngữ phải cho nhân viên của mình đi học cấp tốc để am hiểu hơn, thông qua đó nâng cao chất lượng phục vụ” – Tráng A Chu chia sẻ. 

Tại bản Hua Tạt, xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ một số hộ gia đình đang làm du lịch đã gặp khó, vướng trong cơ chế đất đai chuyển đổi mục đích sử dụng… Bên cạnh đó, để đầu tư xây dựng hoàn chỉnh homestay cần huy động từ 500 – 700 triệu đồng và hoàn thiện thì cần phải đầu tư hơn 1 tỷ đồng. Đây là số tiền khổng lồ phải chi đối với đồng bào dân tộc miền núi, trong khi đó, việc vay vốn chính sách tại ngân hàng cũng ở hạn mức cho phép. Cùng với đó, việc tái cơ cấu đầu tư tăng chất lượng dịch vụ, mở rộng, bảo dưỡng của các homestay ở các địa phương còn nhỏ lẻ, chưa thực sự “mặn” với du lịch cộng đồng. “Làm du lịch, làm homestay giống như chăn nuôi vậy, mình phải cho nó ăn, phải nuôi dưỡng, chăm sóc chu đáo thì mới đạt được chất lượng, hiệu quả từ nó” – A Chu cho biết.

Định hướng cho tương lai, bền vững du lịch cộng đồng

Tuy đã có sự đầu tư khá bài bản trong những năm qua, để nâng tầm xứng đáng trở thành một địa điểm du lịch trọng tâm, trọng điểm của vùng Tây Bắc, đòi hỏi sự định hướng, hướng dẫn của các cấp, các chuyên gia trong ngành du lịch nói chung, du lịch cộng đồng nói riêng; cùng với đó, là sự cố gắng, nỗ lực của người dân ở các địa phương. Sau dịch Covid-19, ngành du lịch bắt đầu hoạt động trở lại, những ưu đãi được áp dụng để kích thích du khách tới các địa điểm, trong đó, du lịch cộng đồng cũng được quan tâm tạo điều kiện để thúc đẩy chất lượng trải nghiệm mới tại tỉnh Sơn La. Vùng phát triển du lịch cộng đồng có các khu trọng điểm: Khu du lịch vườn quốc gia Mộc Châu gồm hai huyện Mộc Châu và Vân Hồ; vùng lòng hồ thủy điện Sơn La gồm 3 huyện Quỳnh Nhai, Mường La và Thuận Châu; ở Thuận Châu khai thác được đỉnh Ti Tốp. Trong đó phát triển du lịch cộng đồng, đèo Pha Đin, huyện Quỳnh Nhai vừa khai thác mặt nước, vừa bản làng dân tộc truyền thống;  Mường La nổi tiếng với suối nóng hay bản làng còn giữ nguyên sơ; Bắc Yên có chỗ nổi tiếng như săn mây Tà Xùa, vợ chồng A Phủ, sống khủng long; huyện Yên Châu giáp Mộc Châu giờ phát hiện ra còn những bản làng nguyên sơ, rất đẹp, trên 100 ngôi nhà sàn, đặc biệt không có hàng rào tạo cảm giác thân thiện, có những cây xoài cổ thụ trời nắng chỉ thấp thoáng bóng nắng. giữ nguyên bản sắc văn hóa từ trang phục, ngôn ngữ…

Tiếp tục đầu tư cho A Chu Homestay.

Bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chia sẻ tại sự kiện du lịch “Sắc màu Sơn La – Tây Bắc”: Với vị trí địa lý tương đối thuận lợi, cùng nhiều tiềm năng, thế mạnh về tài nguyên tự nhiên, nhân văn để phát triển nhiều loại hình du lịch phong phú, đa dạng, Sơn La được biết đến với nhiều khu, điểm du lịch hấp dẫn. Và để phát triển du lịch, nhất là du lịch cộng đồng, Sơn La cần chú trọng giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thông qua các hoạt động thiết thực (Thành ủy Sơn La đã ban hành Đề án về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc Thành phố, mang dậm bản sắc văn hóa các dân tộc tiểu vùng Tây Bắc giai đoạn 2020-2025; Huyện ủy Vân Hồ đã chỉ đạo đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức của mỗi người dân, cộng đồng, nhất là cho thế hệ trẻ về tầm quan trọng của văn hóa dân tộc, các địa phương trong huyện duy trì tổ chức các ngày hội, trò chơi dân gian vào các dịp lễ, tết phù hợp với đặc thù địa phương; khôi phục các nghề thủ công truyền thống). Nhận thấy du lịch cộng đồng là xu thế đang phát triển mạnh khi nhu cầu trải nghiệm văn hóa của du khách ngày càng tăng, tỉnh Sơn La chú trọng và tập trung phát triển du lịch cộng đồng, gắn với xây dựng nông thôn mới, theo đó đã huy động, lồng ghép các nguồn vốn hỗ trợ phát triển du lịch và đầu tư các công trình hạ tầng. 

Định hướng phát triển sản phẩm để vừa phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vừa phục vụ phát triển du lịch. Trước đây chỉ trồng nông sản, 100ha mận của khu Nà Ka của Mộc Châu chỉ để thu hoạch quả, giá trị kinh tế không cao, nhưng khi cho tham quan du lịch thì khách du lịch rất thích vào, nhất là mùa hoa thì vào ngắm hoa chụp ảnh, hay tổ chức giải chạy marathon đường mòn cũng bố trí chạy qua vườn mận đó, cảnh quan đẹp. Đến mùa quả thì tổ chức Ngày hội hái quả, khách rất thích trải nghiệm vào vườn mận tham quan, chụp ảnh, trực tiếp hái quả, thấy sản phẩm sạch thậm chí họ trả giá cao hơn giá người dân hái sẵn để mang về cho gia đình, trải nghiệm quả mận tự hái. Hay hướng đến sản phẩm nông sản chất lượng cao, xây dựng thành sản phẩm OCOP như bơ, hồng giòn, xoài, chuối, khi khách mua thấy chất lượng sản phẩm hơn các nơi khác và người dân bán được với giá trị cao hơn. Từ đó đồng bào biết cách chăm sóc, trồng cây cho chất lượng cao, tạo giá trị tương hỗ vừa phát triển du lịch, vừa phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Thông qua du lịch đã trở thành một kênh tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp của địa phương.

Ông Trần Xuân Việt, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sơn La cho biết: Tiềm năng rất lớn, hiệu quả cho các mục tiêu. Xây dựng nông thôn mới, vừa rồi Bộ NN&PTNT có tham mưu cho Chính phủ ban hành Quyết định số 922/QĐ-TTg ngày 2/8/2022 Phê duyệt Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025. Du lịch cộng đồng rất phù hợp, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc, hỗ trợ tích cực cho phát triển nông nghiệp vì sản phẩm nông nghiệp do bà con làm ra có giá trị rất cao khi phát triển du lịch cộng đồng, phục vụ khách du lịch. Bảo tồn các không gian văn hóa, cả kiến trúc, cảnh quan, văn hóa của đồng bào. Đây là một loại hình rất mới và du khách rất thích tìm những bản còn nguyên sơ, giữ được giá trị đó.

Bên cạnh đó, ngay tại các xã đã và đang tập trung triển khai các biện pháp khai thác, phát triển du lịch cộng đồng gắn với trải nghiệm các nghề truyền thống của địa phương; tạo điều kiện thuận lợi để mỗi hộ vay 70 triệu đồng trong 3 năm không tính lãi suất để đầu tư – Ông Lò Đức Vượng, Bí thư Đảng ủy xã Tân Lập cho biết. Chính vì vậy, việc đẩy mạnh nghiên cứu chân thực bản sắc văn hóa của từng địa phương, qua đó, tái hiện chân thực, sinh động để du khách trải nghiệm là một trong những yếu tố quyết định phát huy hiệu quả của các địa điểm du lịch cộng đồng.

Phát triển du lịch gắn với nông nghiệp địa phương

Giới thiệu sản phẩm từ nông nghiệp của HTX 19-5.

Du lịch cộng đồng cần gắn với yếu tố phát triển nông nghiệp khép kín và xây dựng nông thôn mới. Trong đó, phát triển nông nghiệp theo hướng khép kín cần ứng dụng khoa học công nghệ để tăng sản lượng. Bên cạnh đó, công nghệ cũng giải quyết cái khó cho người nông dân trong khâu chế biến nông sản, góp phần nâng cao giá trị nông sản, tránh tình trạng nông sản bị mất giá. Du khách bây giờ không chỉ dừng lại ở việc trải nghiệm các hình thức sản xuất, hay tự mình trải nghiệm các cách làm nông nghiệp, họ còn được thưởng thức, mua các sản phẩm nông nghiệp sạch của địa phương. Qua đây, vừa có thể tạo đầu ra tại chỗ cho các sản phẩm nông nghiệp do đồng bào trồng mà còn tạo được nguồn thu ổn định.

Ông Mai Đức Thịnh, Giám đốc Hợp tác xã dịch vụ phát triển nông nghiệp 19/5, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La cho biết: Phát triển du lịch nông nghiệp có 3 lợi ích, người nông dân làm du lịch, có khách đến tham quan, họ sẽ tự điều chỉnh mình tốt hơn (thay đổi ngoại hình chỉnh chu hơn, ngăn nắp trong tạo cảnh quan môi trường); người nông dân bán được các sản phẩm nông nghiệp do mình sản xuất; thông qua du lịch sẽ phát triển các ngành nghề truyền thống, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Hiện nay, Hợp tác xã đã cung cấp vật tư khoa học kỹ thuật, tận dụng phế phẩm nông nghiệp để chăn nuôi; sản xuất rau sạch và phát triển du lịch nông nghiệp địa phương.

Với việc đồng bào các dân tộc trồng các cây mang hiệu quả kinh tế không cao, không có đầu ra cho sản phẩm cần nhanh chóng chuyển đổi giống cây trồng. Để làm được du lịch nông nghiệp, định hướng người dân trồng các cây theo sự hướng dẫn của mình thì cần phải cam kết bao tiêu đầu ra đối với các sản phẩm của họ. Từ đó, họ mới có thể tin tưởng và chú trọng chăm sóc tạo năng suất, chất lượng cao cho các sản phẩm. 

Có thể nói, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ cơ cở trong phát triển du lịch cộng đồng tại các địa phương, trong đó, tỉnh Sơn La đang áp dụng đã mở một hướng đi đúng, mang lại niềm tin của các nhà đầu tư đối với dịch vụ này. Từ đó, khích lệ, cổ vũ người đồng bào dân tộc miền núi Tây Bắc phát triển du lịch cộng đồng ngay trên chính mảnh đất của mình, tạo hiệu quả kinh tế mới song hành với phát triển nông nghiệp của địa phương trong thời gian tiếp theo.

Việt Dũng

 

         

 

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Phóng sự ảnh
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội
Tỷ giá ngoại tệ