A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Rộn ràng lễ hội ngày Xuân

QPTĐ-Mỗi dịp Tết đến, Xuân về, khắp các vùng quê trên đất nước Việt Nam bắt đầu rộn ràng các lễ hội ngày Xuân. Hòa chung không khí phấn khởi những ngày đầu năm mới, người dân Làng Yên Thư (xã Yên Phương, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc) tổ chức lễ hội truyền thống ngay tại đình làng. 

Tục giã bánh giầy truyền thống hội làng Yên Thư được người dân gìn giữ nguyên vẹn.
 
Công đoạn làm bánh đều được làm thủ công.
 
Bánh sau khi thành phẩm được rước ra đình.

Lễ hội là hoạt động tôn vinh, ghi nhớ và tri ân đối với người có công dựng làng. Đình làng cũng là nơi chứng kiến bao thăng trầm lịch sử hào hùng trong đấu tranh kháng chiến giành độc lập của địa phương. Tháng 8 năm 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng mặt trận Việt Minh, các tổ chức Đảng nơi đây phối hợp cùng cả nước vận động các lực lượng quần chúng trong huyện nổi dậy đấu tranh và vũ trang lật đổ chính quyền của đế quốc, phong kiến. Cách mạng Tháng 8 thành công ngày 27/8/1945, Ủy ban Cách mạng lâm thời huyện Yên Lạc được thành lập tại đình làng Yên Thư và lấy đình làng làm trụ sở làm việc. Năm 1947, Đại hội Đảng bộ huyện Yên Lạc lần thứ nhất được tổ chức tại đây…

Các phần Lễ đều được chuẩn bị kỹ lưỡng.
 
Lễ hội là một nét đẹp văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc cần được giữ gìn và phát triển.
 
Các trò chơi dân gian rèn luyện thể thao được tổ chức trong phần hội (đập niêu, kéo co).
 
Trò chơi đập niêu.

Diễn ra từ ngày mùng 5 đến ngày mùng 7 tháng Giêng Âm lịch, Hội làng Yên Thư được tổ chức rất trang nghiêm, với hai phần: Lễ và hội. Ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch UBND xã Yên Phương, Trưởng Ban tổ chức Lễ hội cho biết: “Để chuẩn bị cho phần Lễ tế từ ngày mồng 5 tháng Giêng, chúng tôi đã phân công các cụ bà chọn gạo nếp để chuẩn bị giã bánh giày. Lãnh đạo các thôn 8, 9, 10 huy động thanh niên tổ chức vệ sinh đường làng, ngõ xóm, sạch sẽ và treo cờ Tổ quốc. Ban khánh tiết đình làng dựng rạp, lắp đặt loa đài, ánh sáng khu vực sân đình… Ngày hội là dịp để gắn kết các thế hệ, người dân trong làng dù đi bất cứ nơi đâu, ai cũng muốn trở về. Thông qua việc tổ chức Lễ hội để mỗi người dân trong làng thấy được niềm vinh dự, tự hào. Từ đó, tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, xây dựng làng văn hóa, gia đình văn hóa, đoàn kết, thi đua phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo quốc phòng- an ninh…”.

Các giải thi đấu  bóng chuyền diễn ra sôi nổi.
 
Giải bóng đá thu hút đông đảo người xem.

Điểm nhấn chính của Hội làng Yên Thư đó là làm bánh giầy và rước lễ dâng hương tế đình. Sau khi rước kiệu vào nhà chủ tế đăng cai. Các bộ phận theo nhiệm vụ được phân công tiến hành vo gạo thổi xôi, giã bánh giầy, làm gà tế và rước lễ về đình… Sự chuẩn bị kỹ lưỡng của người dân cho thấy tầm quan trọng của một lễ hội lớn linh thiêng. Ngoài phần lễ hội được tổ chức theo đúng nghi thức truyền thống, phần hội cũng vô cùng đặc sắc với nhiều hoạt động văn hóa, các trò chơi dân gian như: Kéo co, đập niêu, bịt mắt bắt vịt, tổ chức thi đấu bóng chuyền hơi, thi đấu bóng đá, cầu lông... thu hút đông đảo người dân tham gia.

Hữu Thu

 


 


 







 





 


 


 

 

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Phóng sự ảnh
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội
Tỷ giá ngoại tệ