A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thổ Nhĩ Kỳ gặp khó, khi Nga-Mỹ bắt tay nhau?

 

 

Tình hình chiến sự Trung Đông có vẻ lắng xuống khi Nga tuyên bố rút quân khỏi Syria từ 15-3, tiếp theo đó, Chính phủ Syria đang chiến thắng dồn dập  trên chiến trường và các phe phái ở Syria ngồi vào bàn đàm phán tại Geneva (Thụy Sỹ) theo Nghị quyết của LHQ. Nga, Mỹ đã tỏ ra phớt lờ về vai trò chính trị của Tổng thống đương nhiệm Syria B.al-Assad khi phe phái đối lập đòi hỏi phải trả lời rõ, ông này có tham gia Chính phủ liên hiệp mới hay không?

 

 

Nga rút quân khỏi Syria, bắt tay với Mỹ khiến Thổ Nhỹ Kỳ gặp khó.                 Ảnh Internet

 

Tưởng như đó là chuyện ở Syria- Một quốc gia không thuộc châu Âu nhưng lại có quan hệ địa chính trị với Thổ Nhĩ Kỳ? Sau nhiều phát ngôn của Tổng thống Thổ T.Erdogan và Thủ tướng A.Davutoglu, tuần qua, Chính phủ Thổ chính thức ra lệnh bắt tạm giam viên Phó Sư đoàn trưởng Duyên hải số 2 phiến quân người Turk gốc Thổ ở Syria A.Celik- Nhân vật tự xưng đã sát hại Trung tá phi công, Anh hùng LB Nga O.Peskov trong vụ Thổ bắn lén chiến đấu cơ Su-24 Nga ngày 24-11-2015.

 

Đây được xem như sự bày tỏ thái độ của Nhà nước Thổ trước khuyến cáo của Nga, xin lỗi về sự cố, phải truy cứu trách nhiệm hình sự kẻ bắn rơi máy bay Su-24 của Nga và bồi thường thiệt hại về vụ việc này. Đó là yêu cầu khó chấp nhận khi Thổ theo sự chỉ dẫn của Mỹ, chung tay giảm áp lực và hạn chế sự cường thịnh cũng như ảnh hưởng của Nga ở quốc gia Trung Đông Syria vào những tháng cuối năm 2015.

 

 Nga và Thổ có mối quan hệ kinh tế khăng khít, với giá trị thương mại hơn 39 tỷ USD/ năm, mặc dù đã có lệnh cấm vận của Mỹ và EU áp đặt vào Nga từ tháng 7-2014. Chính quyền Ankara vẫn mơ mộng ảo tưởng sớm gia nhập EU nên luôn chứng tỏ thái độ trung thành là thành viên NATO, theo sự chỉ đạo của Mỹ, chống Nga, phát triển NATO xâm nhập sâu rộng châu Âu. Tuy nhiên, tham vọng của Tổng thống T.Erdogan không dễ trở thành hiện thực. Châu Âu đang mắc gánh nặng người nhập cư và chỉ có thể cấp cho Thổ khoảng 6 tỷ USD mong rằng nước này nhận lại hàng trăm ngàn người di cư tự do qua con đường từ Thổ đến Hy Lạp hy vọng xâm nhập châu Âu. Con đường Thổ đến châu Âu, gia nhập EU xem ra còn xa vời, không như ý tưởng của các chính khách Thổ.

 

Tổng thống Thổ theo đuổi tham vọng khôi phục Đế chế Ottnam- Vương quốc phong kiến chiếm giữ phần lớn đất đai các quốc gia Âu, Á; hy vọng  bá chủ khu vực. Ông T.Erdogan nuôi tham vọng, xây dựng nhà nước Thổ, thân phương Tây, là đại diện cho Wahsington ở khu vực Trung Đông, sánh vai với các đồng minh của Mỹ như: Arab Saudi, Israel. Nhưng hình như cuộc đời lại đưa Thổ rẽ sang ngả khác không như mong muốn.

 

Thổ đã từng chống lại lệnh cấm vận châu Âu về Dự án “Dòng chảy châu Âu” 40 tỷ USD do Nga đầu tư cấp khí đốt sang châu Âu bị ách tắc ở  Bulgaria để tái thành lập Dự án “Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ”. Mối quan hệ thương mại, du lịch Nga- Thổ nồng ấm rất nhiều lần so với quan hệ “môi hở răng lạnh” Nga- Iran, Nga- Syria. Sau sự cố ngày 24-11- 2015,  máy bay tiêm kích F-15 của Thổ bắn cháy chiến đấu cơ Nga Su-24 trên đường đi tiêu diệt phiến quân trở về đã thay đổi cục diện quan hệ Nga- Thổ hoàn toàn đổi khác. Thổ, theo chân Mỹ, đưa Nga vào đối tượng đối đầu, đối địch!

 

Thổ Nhĩ Kỳ luôn chứng tỏ vai trò- sau Mỹ ở khu vực nên từ lâu đã có chương trình can thiệp khá sâu vào tình hình chính trị, khủng hoảng ở Iraq, Syria. Chính quyền Ankara đã nuôi dưỡng các phe phái người thân Thổ ở 2 quốc gia này, hòng thiết lập chính quyền tự trị trung thành với Thổ. Trong mấy tháng qua, Thổ đã đưa binh sĩ, xe tăng vào Iraq. Và dự định cùng Arab Saudi đưa 150.000 quân vào xâm chiếm Syria. Ý tưởng của Tổng thống Thổ T.Erdogan không thuận lợi do cục diện chiến trường Syria bẻ sang hướng khác.

 

Hiện, dường như Nga, Mỹ đang “bắt tay nhau” để sớm kết thúc cuộc chiến ở Syria. Thổ đứng giữa ngã ba đường, vừa muốn vươn lên làm bá chủ khu vực, vừa muốn thân Mỹ, vừa không muốn mất lòng Nga. Nếu không được Mỹ đồng ý thì tham vọng của Thổ trong khối NATO khó thành công. Nhưng Nga cấm vận các ngành kinh tế du lịch, nông nghiệp, xây dựng cũng làm thổ thua thiệt hàng chục tỷ USD/ năm. Trong khi đó, Nga và Thổ khó gặp nhau trong cuộc chiến chống khủng bố; khi Thổ là đối tượng cung cấp vũ khí, tài trợ tài chính cho phiến quân IS chống lại Chính phủ Syria của ông B.al-Assad- thân Nga.

 

Việc Nga, Mỹ chấp nhận các phe phái đàm phán, tiến tới hòa hợp dân tộc ở Syria chỉ là đối sách tạm thời nhưng cũng là lời cảnh báo cho Thổ: Chính quyền Ankara sẽ có vị trí nào trên bàn cờ, khi Nga- Mỹ đã tạm thời bắt tay nhau.

 

Nhật Minh

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Phóng sự ảnh
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội
Tỷ giá ngoại tệ