A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Hành lang pháp lý quan trọng

 

Quốc hội khóa XIII vừa thông qua luật Báo chí (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 11, tạo hành lang pháp lý quan trọng cho hoạt động nghề báo, tiếp cận xu hướng phát triển của báo chí nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn và phù hợp Hiến pháp năm 2013. Với tỷ lệ gần 90% ý kiến tán thành, luật Báo chí (sửa đổi) sẽ có hiệu lực từ 1/1/2017. 

 

Luật Báo chí (sửa đổi) được Quốc hội khóa XIII thông qua gồm 6 chương với 61 điều (tăng 25 điều), trong đó có 32 điều xây dựng mới, 29 điều sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Báo chí hiện hành. Nội dung của luật Báo chí (sửa đổi) có những điểm mới quy định về quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân. 

 

Bổ sung một số đối tượng được thành lập tạp chí khoa học, ngoài các đối tượng được thành lập cơ quan báo chí  như quy định của luật hiện hành.  Bổ sung quy định về liên kết trong hoạt động báo chí, trong đó quy định cụ thể lĩnh vực, nội dung các cơ quan báo chí được phép liên kết với cơ quan báo chí khác, pháp nhân, cá nhân có đăng ký kinh doanh phù hợp với lĩnh vực liên kết;  luật Báo chí lần này đã quy định cụ thể về trách nhiệm cung cấp thông tin cho báo chí của cơ quan, tổ chức, người có trách nhiệm; những thông tin cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có quyền từ chối cung cấp thông tin cho báo chí; luật cũng đã bổ sung, luật hoá những quy định bắt buộc về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo, nêu cao vai trò của nhà báo, trách nhiệm công dân của người làm báo;  luật Báo chí mới quy định nguồn thu của cơ quan báo chí từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ của cơ quan báo chí, các đơn vị trực thuộc cơ quan báo chí; luật cũng đã quy định các hành vi bị cấm trong hoạt động báo chí, trong đó đã quy định cụ thể hơn, rõ ràng hơn một số hành vi so với Luật Báo chí hiện hành và  đã có sự tương thích với các quy định tại Bộ luật Hình sự năm 2015, với Bộ luật Dân sự và các luật khác, đảm bảo tính khả thi trong thực tế. 

 

Nhằm đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị báo chí thông tin sai sự thật, Luật Báo chí mới đã bổ sung một số quy định mới về cải chính của các cơ quan báo chí, trang thông tin điện tử tổng hợp có nội dung phải cải chính, xin lỗi cũng phải thực hiện đăng lại cải chính, lỗi của cơ quan báo chí vi phạm;  bổ sung quy định mới về xử lý vi phạm như bị thu hồi giấy phép hoạt động báo chí, giấy phép xuất bản, giấy phép sản xuất thêm kênh phát thanh, kênh truyền hình, chuyên trang của báo điện tử…khi vi phạm quy định gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng;  pháp điển hóa quy định tại các nghị định của Chính phủ để đưa vào luật, đồng thời bổ sung một số quy định mới để điều chỉnh hoạt động báo chí…

 

Ngay sau khi Luật Báo chí (sửa đổi) được Quốc hội khóa XIII nhất trí thông qua, dư luận đã đánh giá cao sự đổi mới, tiến bộ trong nội dung Luật Báo chí (sửa đổi). Luật Báo chí Việt Nam được ban hành từ năm 1989, đã sửa đổi bổ sung năm 1999, đến nay với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, hoạt động báo chí đã có thay đổi cả về phương thức làm báo, hình thức chuyển tải nội dung thông tin và cách thức tiếp cận thông tin của người dân, do đó Luật Báo chí hiện hành đã bộc lộ những bất cập, thiếu tính khả thi để điều chỉnh kịp thời những nảy sinh trong thực tiễn hoạt động báo chí, chưa phát huy được hiệu lực và nâng cao hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước về báo chí giai đoạn hiện nay.

 

Luật Báo chí (sửa đổi) được Quốc hội khóa XIII thông qua tại kỳ họp lần này với những điểm mới, tích cực được kỳ vọng sẽ phù hợp hơn với yêu cầu của  thực tiễn và tạo hành lang pháp lý quan trọng để báo chí làm  tốt nhiệm vụ tuyên truyền, định hướng dư luận xã hội, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế- xã hội, hội nhập quốc tế sâu rộng, bảo đảm vững chắc sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

 

Hữu Văn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Phóng sự ảnh
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội
Tỷ giá ngoại tệ