A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Nga khẳng định thế thượng phong ở Trung Đông!

 

QPTĐ- Tình hình Trung Đông có nhiều hy vọng sáng sủa hơn sau tuyên bố của Thủ tướng Iraq H.al-Abadi và Tổng thống Syria B.al-Assad: Cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo IS đến giai đoạn toàn thắng. Tổng Tham mưu trưởng-Thứ trưởng Quốc phòng Nga, Đại tướng V.Gerasimov cho biết, giai đoạn hoạt động quân sự tích cực của Moskva chống khủng bố ở Syria đã kết thúc. Dư luận thế giới đang trông chờ sự hợp tác giữa Mỹ, Nga về Syria và những vấn đề nóng toàn cầu, sau cuộc điện đàm giữa hai vị Tổng thống: V.Putin và D.Trump (ngày 21/11)? Trung Đông và thế giới cũng hy vọng về một giải pháp vãn hồi hòa bình với Syria sau cuộc gặp 3 bên: Nga-Thổ Nhĩ Kỳ-Iran (ngày 23/11)? Liệu phiến quân IS đã đến ngày tận số? Vị thế của Nga trong cuộc chiến chống khủng bố ở Trung Đông? 

 

 

Binh sĩ Nga làm nhiệm vụ ở thành phố Aleppo, Syria.            

                                              
Sau cuộc gặp gỡ, trao đổi chớp nhoáng bên lề Hội nghị Cấp cao APEC 2017 tại Đà Nẵng (10-11/11), Tổng thống Nga V.Putin và Tổng thống Mỹ (21/11) có hơn 1 giờ đồng hồ điện đàm trao đổi về một số vấn đề nóng ở Syria, Triều Tiên, Iran,  Ukraine. Tổng thống V.Putin thông báo với Tổng thống D.Trump về cuộc gặp gỡ giữa ông và Tổng thống Syria B.al-Assad (ngày 20/11).

 

Theo đó, ông B.al-Assad cam kết về các cải cách chính trị ở Syria, bao gồm cả sửa đổi hiến pháp, ủng hộ tổ chức các cuộc bầu cử Quốc hội và Tổng thống B.al-Assad như một phần của tiến trình chuyển giao chính trị tại Syria. Nga cam kết thực thi đầy đủ Thỏa thuận hạt nhân Iran năm 2015 với Nhóm P5+1 và Thỏa thuận Minsk với Nhóm “bộ tứ” về giải quyết xung đột miền Đông Ukraine. Tổng thống Mỹ cam kết, tiếp tục ủng hộ Tuyên bố chung Nga-Mỹ đưa ra tại Hội nghị APEC 2017-Đà Nẵng.

 

Hai bên nhất trí, cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên nên được giải quyết thông qua các biện pháp ngoại giao. Sự hợp tác giữa các cơ quan an ninh Nga-Mỹ sẽ mang lại hiệu quả thiết thực trong quan hệ Nga-Mỹ và giải quyết các vấn đề quốc tế. Ngày 23/11, Mỹ tuyên bố cắt viện trợ cho phe đối lập ở Syria?


Thủ tướng Iraq H.al-Abadi (21/11) ra tuyên bố, các lực lượng vũ trang Iraq đã tái chiếm thành phố vùng biên Rawa, thành trì đô thị cuối cùng của các tay súng IS sau khi “thủ phủ” Mosul thất thủ, đánh dấu sự sụp đổ của “Vương quốc Hồi giáo IS” tự xưng tồn tại ở khu vực phía Bắc và Tây Iraq từ năm 2014. Tuy vậy, ông H.al-Abadi cảnh báo nguy cơ IS có thể quay trở lại khi chúng liên kết với lực lượng người Kurd đòi độc lập, ly khai khỏi chính quyền Trung ương, mặc dù Tòa án Tối cao Iraq đã ra phán quyết, cuộc trưng cầu dân ý của người Kurd (ngày 25/9) là vi hiến, không có giá trị. Thủ tướng Iraq nhấn mạnh, Iraq sẽ chiến thắng hoàn toàn Hồi giáo IS sau khi chiến dịch quân sự nhằm vào phiến quân ở khu vực biên giới giữa Iraq và Syria thắng lợi. 


Tuyên bố của ông H.al-Abadi được Tổng thống Iran H.Rouhani ủng hộ, cam kết hỗ trợ Syria, Iraq đặt “dấu chấm hết” cho quân khủng bố IS! Nếu vào thời kỳ hưng thịnh (2014-2015), IS chiếm hơn 30% đất đai Iraq, 50% lãnh thổ Syria thì hiện, chúng chỉ còn kiểm soát một số ngôi làng khu vực giữa 2 tỉnh al-Bukamal và Deur Ezzor, một phần biên giới giữa Syria và Iraq, khu vực trại tị nạn Yarmouk (Damamss) và một phần đất Cao nguyên Golan. Iraq và Syria đã giải phóng 95-98% lãnh thổ khỏi tay phiến quân IS! 


Ngày 23/11, tại thành phố Sochi (Nga), diễn ra cuộc gặp cấp cao 3 bên bảo trợ ngừng bắn giữa Tổng thống Nga V.Putin, Tổng thống Thổ T.Erdogan, Tổng thống Iran H.Rouhani với nội dung trọng tâm là giải quyết khủng hoảng ở Syria. Tổng thống Nga cho rằng, tiến trình cải cách ở Syria sẽ không đơn giản, cần có sự đồng thuận và nhượng bộ từ tất cả các bên, bao gồm cả Chính phủ Syria. Tổng thống Iran nhấn mạnh đến số phận của Syria do người dân Syria quyết định, chứ không phải do các nước bên ngoài. Hội nghị 3 bên về Syria là cơ sở bảo đảm cho Hòa đàm Astana giữa các phe phái Syria về tương lai đất nước, tiến tới Hội nghị Geneva về hòa bình ở quốc gia này do Liên hợp quốc bảo trợ. 


Sau hơn 2 năm (từ 30/9/2015), Nga đưa Lực lượng Không quân vũ trụ (VKS) đến Syria chống khủng bố, bảo vệ chính quyền Damamss do Tổng thống B.al-Assad đứng đầu đã đạt được mục đích. Không quân Nga tiến hành 92.000 cuộc không kích, phá hủy hơn 96.000 mục tiêu của tổ chức khủng bố, diệt hơn 53.700 phiến quân, hỗ trợ quân Chính phủ giành lại hầu hết các phần lãnh thổ bị quân khủng bố chiếm đóng. Tháng 9/2017, thành phố Deir Ezzor, thành trì cuối cùng của Hồi giáo IS đã bị phá vỡ.

 

Từ chỗ Mỹ, phương Tây và phe nổi dậy yêu cầu “Tổng thống B.al-Assad phải ra đi” thì nay chỉ còn là phản ứng yếu ớt. Phe “Dân chủ ôn hòa” (SDF) được Mỹ hậu thuẫn yếu thế, chỉ mong có chân trong thành phần Chính phủ liên hợp thời hậu IS. Lời dự báo của Tổng thống Mỹ B.Obama vào năm 2015: “Nga sẽ sa lầy ở Syria” đã không xảy ra. Nga còn tập hợp được các quốc gia khu vực Trung Đông như Thổ, Iran, Hezbollah và cả Iraq, trên mặt trận chống Hồi giáo IS. Thậm chí các quốc gia đồng minh thân cận của Mỹ ở vùng Vịnh: Arab Saudi, Kuwait, Qatar, Jordan, Israel lại quay sang thương thảo với Nga về an ninh khu vực. Nga làm trung gian hòa giải khủng hoảng Qatar với các nước vùng Vịnh.


Thực ra, Mỹ không dễ dàng từ bỏ đồng minh nhưng dường như hậu thuẫn của Wahsington không còn hiệu quả như trước. Cùng với Arab Saudi, Thổ mua hệ thống phòng không hiện đại S-400 của Nga mặc cho Mỹ và NATO phản đối. Tổng thống Thổ T.Erdogan tuyên bố, cân nhắc rút khỏi NATO khi bị liên minh quân sự này xúc phạm? Tuy nhiên, Nga cũng nhận ra rằng, dù phiến quân IS đến ngày tàn lụi ở Trung Đông thì cũng không thể thiếu vai trò của Mỹ trong tiến trình hòa bình và tái thiết ở Syria. Nói cách khác, Mỹ không dễ dàng để Nga rảnh tay gây ảnh hưởng, áp chế khu vực Trung Đông, vùng Vịnh vốn là địa bàn chiến lược của Mỹ?

 
Cuộc chiến chống khủng bố ở Syria không chỉ đem lại lợi ích cho Damamss mà Nga cũng “gặt hái” nhiều kết quả trên chiến trường qua việc thử vũ khí, thiết bị quân sự, chiến thuật chiến tranh. Hợp tác quân sự và xuất khẩu vũ khí của Nga trong 3 năm (2014-2017) với 59-80 quốc gia đạt con số 15-16 tỷ USD/năm, đứng ở tốp đầu thế giới. Nga ký hợp tác quân sự với Syria hiện diện 49 năm ở 2 căn cứ không quân, hải quân: Tartous, Hmymim và 1 căn cứ quân sự khác ở Libya. Iran đã hoàn thiện xây dựng 13 căn cứ quân sự ở Syria, điều mà Israel và Mỹ khó có thể “nuốt bồ hòn làm ngọt”!


Hà Ngọc

 

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Phóng sự ảnh
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội
Tỷ giá ngoại tệ