A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Nga sẵn sàng trước thách thức của NATO!

 

QPTĐ-Ngày 6/3, Khối quân sự NATO kết thúc cuộc tập trận hải quân đa quốc gia mang tên Poseidon-21 do Hải quân Romania chủ trì, kéo dài 1 tuần lễ trên Biển Đen thì Mỹ tuyên bố, sẽ đưa thêm 20.000 binh sĩ Mỹ đến Ba Lan-Kế hoạch trước kia bị Tổng thống Mỹ D.Trump trì hoãn. 

Tuần dương hạm Moskva, Hạm đội Biển Đen của Nga. Ảnh: Internet

Đáp lại, Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố, Quân đội Liên bang Nga luôn sẵn sàng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, bất chấp mọi đe dọa, gây hấn nào từ phía Mỹ và NATO. Lập tức, 2 Hạm đội Hải quân Nga bao gồm Baltic và Biển Đen được đưa vào trạng thái báo động cao. 

Tham gia tập trận hải quân Poseidon-21 có 7 quốc gia thành viên NATO bao gồm Mỹ, Romania, Bulgaria, Thổ Nhĩ Kỳ, Pháp, Hy Lạp, Tây Ban Nha; huy động 13 tàu chiến, 9 máy bay tiêm kích cùng một số trực thăng, tàu chở hàng, tàu ngầm và nhóm chiến binh chống mìn của NATO. 

Đây là Chương trình huấn luyện chung được phía Romania đề xuất tại Hội nghị Thượng đỉnh NATO họp ở Warsaw năm 2016 nhằm tăng cường các biện pháp an ninh ở sườn phía Đông Nam châu Âu, đảm bảo sự hiện diện liên tục của các lực lượng đồng minh Mỹ và NATO ở khu vực Biển Đen, “sẵn sàng ứng phó với âm mưu xâm lược từ phía Nga”. Tổng Thư ký NATO J.Stoltenberg tuyên bố: Sau năm 2010, khái niệm liên minh về mối quan hệ đối tác chiến lược với Nga đã thay đổi, nhất là sau năm 2014, Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ. Mỹ, phương Tây và Nga liên tục tung các đòn trừng phạt lẫn nhau.

Đáng chú ý, Lễ Khai mạc cuộc tập trận được tổ chức trọng thể, hoành tráng tại cảng Constanta trên bờ phía Tây Biển Đen, cách eo biển chiến lược Bosphorus 332 km, cách bán đảo Crimea (Nga) 330 km và được giới truyền thông phương Tây không ngừng khuyếch trương thanh thế. 

Trong những ngày đầu tháng 3, Trung tâm Kiểm soát, Bộ Quốc phòng Nga cho biết: Hạm đội Biển Đen được đặt trong tình trạng chiến đấu cao nhất, sẵn sàng đáp trả các mối đe dọa đối với an ninh quốc gia. Hệ thống radar, trinh sát Nga đang theo dõi các tàu quyét mìn Tajo (Hải quân Tây Ban Nha), Europe (Hải quân Hy Lạp) trong hành trình tiến vào Biển Đen. 

Tại đây, Hạm đội Biển Đen (Nga) đã triển khai Lữ đoàn tên lửa và pháo số 11, số 15, được trang bị hệ thống tên lửa 3K60 Ball với tên lửa chống hạm Kh-35, K300P Bastion với hệ thống chống hạm siêu thanh Yakhont. Hạm đội còn được trang bị tổ hợp phòng thủ bờ biển Utes với các tên lửa hành trình P-35B, 3M44 Progress và pháo tự hành bờ biển 130 mm A-222 Bereg. Toàn bộ các mục tiêu xuất hiện ở khu vực Biển Đen đều nằm trong bán kính theo dõi và có thể bị tiêu diệt bởi các hệ thống tên lửa Nga. 

Trong tuần qua, tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ L.Austin  điện đàm với người đồng cấp Ba Lan M.Blaszczak thảo luận về việc, Nga và Mỹ gia hạn Hiệp ước START-3 thêm 5 năm, đến ngày 5/2/2026 mà không có bất kỳ sự thay đổi hoặc bổ sung nào. Mỹ duy trì hơn 24.000 quân đồn trú tại Đức nhưng vẫn tăng thêm 20.000 binh sĩ đến Ba Lan trong ngày tới, nhằm tăng cường khả năng phòng thủ, góp phần răn đe ở sườn phía Đông NATO. Được biết, Ba Lan là thành viên “xung kích của NATO”, có chung đường biên giới với Nga. 

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga M.Zakharova cảnh báo, ý định của Mỹ chuyển một phần quân đội từ Đức sang Ba Lan hoặc chuyển trực tiếp binh sĩ sang Ba Lan sẽ làm trầm trọng thêm tình hình gần biên giới Nga và sẽ làm leo thang căng thẳng tại khu vực này. Moskva nhắc nhở, Mỹ đã vi phạm cam kết với Liên Xô (năm 1990), khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, không triển khai quân đội và mở rộng NATO về phía Đông? 

Tờ Defense-24 (Ba Lan) viết về “chiến tranh thông tin của Nga” ở Kaliningrad: “Người Nga đã tạo ra những công cụ cho phép thao túng các phương tiện truyền thông và mạng xã hội, ảnh hưởng đến nền kinh tế và chính trị”.

Kaliningrad là vùng lãnh thổ Nga, có khoảng nửa triệu dân, 1 sân bay, 2 nhà ga, bến cảng; có đường biên giới chung với Ba Lan, Litva và biển Baltic. Vùng lãnh thổ này nằm lọt “trong vòng vây của các thành viên NATO”. 

Trước kia, vùng đất này thuộc Đức, giữa thế kỷ XVIII thuộc Đế quốc Nga rồi tái trở lại Nga sau Thế chiến II (năm 1946). Hiện, ở đây, Nga lực lượng quân đội mạnh với nhiều vũ khí hiện đại, bao gồm các trung đoàn phòng không S-400, tổ hợp Iskander, sư đoàn xe tăng T-90, T-14; Sở Chỉ huy tối cao của Hạm đội Baltic đồn trú. Vì thế, Mỹ và NATO, nhiều lần lên kế hoạch chiếm Kaliningrad nhưng đều phá sản dù chỉ là trên giấy. 

Mỹ đã lên kế hoạch chiếm Kaliningrad trong vòng 3 ngày. Mặc dù chưa xảy ra nhưng các chuyên gia Trung Quốc phân tích: “Thật là ngây thơ khi tin rằng, người Nga sẽ để cho Mỹ tự do thực hiện các kế hoạch của mình. Kế hoạch của Quân đội Mỹ thực sự điên rồ. Trong trường hợp này, Nga sẽ sử dụng toàn bộ lực lượng phòng không của mình chống lại máy bay Mỹ, thậm chí, họ còn có cả vũ khí hạt nhân”-Chuyên gia Trung Quốc đưa ra lời khuyên: Mỹ và các nước đồng minh phải suy nghĩ thận trọng, nếu không, họ sẽ phải trả giá rất đắt. 

Trên thực tế, Kaliningrad có tầm quan trọng lớn đối với Moskva. Đó là cửa ngõ vào Baltic và con đường đến châu Âu qua Ba Lan. Khi xảy ra chiến tranh, người Nga sẵn sàng thiết lập chiến tuyến dài 18-230 km trên hành lang Suwalki, tiến vào không gian tác chiến rồi san bằng tiền tuyến, thống nhất các vùng lãnh thổ. Người Nga chỉ cần vài ngày để “thôn tính” các nước Baltic, sau đó là Ba Lan. Mỹ và NATO không bao giờ muốn xảy ra một kịch bản như vậy!

Vừa qua, Ba Lan tổ chức cuộc tập trận “Mùa Đông 2020” nhưng đã thất bại chỉ trong vòng… 5 ngày, khiến NATO và Liên minh châu Âu (EU) thất vọng về cuộc chiến thông tin của Wasawa; tuy nhiên, nó lại gây tiếng vang với nước Nga. 

NHẬT MINH


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Phóng sự ảnh
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội
Tỷ giá ngoại tệ