A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Trung Quốc hạ thủy tàu sân bay Phúc Kiến

 

QPTĐ-Ngày 17/6/2022, tàu sân bay thứ ba của Trung Quốc mang tên Phúc Kiến đã được hạ thủy sau hai lần trì hoãn. Lễ hạ thủy tàu sân bay Phúc Kiến diễn ra tại nhà máy đóng tàu Giang Nam ở thành phố Thượng Hải. Tàu sân bay Phúc Kiến được thiết kế về chế tạo hoàn toàn trong nước, khởi công đóng tàu từ năm 2018, với tên ban đầu là Type 003. Hạ thủy tàu sân bay Phúc Kiến là một bước tiến lớn của quân đội Trung Quốc, phản ánh tham vọng tung sức mạnh quân sự và cạnh tranh trực tiếp với Mỹ. Tàu sân bay Phúc Kiến có chiều dài 316m, lượng choán nước 100.000 tấn, tương đương với kích thước của lớp tàu sân bay Kitty Hawk của hải quân Mỹ. 

Tàu sân bay Phúc Kiến. Ảnh: TWITTER/EURASIAN TIMES.

Tàu sân bay Phúc Kiến được đánh giá là trọng tâm chính trong nỗ lực xây dựng lực lượng hải quân "biển xanh" có thể tác chiến xa bờ dài ngày của Bắc Kinh. Trung Quốc bắt đầu chế tạo tàu sân bay Phúc Kiến từ vài năm trước, song chưa rõ thời điểm chính xác con tàu được khởi đóng.

Tàu được trang bị hệ thống máy phóng điện từ EMAILS, hiện đại hơn hệ thống máy phóng kiểu hơi nước và khác xa thiết kế cất cánh kiểu nhảy cầu, rất lạc hậu trên tàu sân bay Liêu Ninh và Sơn Đông. Cho tới nay, chỉ duy nhất tàu sân bay USS Gerald R. Ford thuộc lớp cùng tên của Mỹ được trang bị hệ thống máy phóng EMALS, cho phép triển khai máy bay nhanh hơn với số lượng vũ khí mang theo nhiều hơn.

Trang bị máy bay trên tàu sân bay Phúc Kiến sẽ hoàn toàn khác so với tàu Liêu Ninh và Sơn Đông. Trung Quốc đang nghiên cứu và phát triển các loại máy bay tác chiến từ tàu sân bay mới, trong đó có mẫu tiêm kích tàng hình được đặt biệt danh là FC-31/J-35 với ngoại hình giống như máy bay tiêm kích tàng hình thế hệ 5 là F-35 của Mỹ. Hải quân Trung Quốc hiện sử dụng máy bay tiêm kích J-15 Flying Shark là máy bay tiêm kích chủ yếu tác chiến từ tàu sân bay. J-15 thực chất là phiên bản do Trung Quốc chế tạo dựa trên máy bay Su-33 của Nga. Trung Quốc cũng đang phát triển một số biến thể mới của dòng J-15 như tiêm kích J-15T với hệ thống hỗ trợ vận hành cùng máy phóng, máy bay tác chiến điện tử J-15D, đều có thể cất hạ cánh trên tàu sân bay Phúc Kiến. 

Lắp đặt hệ thống máy phóng điện từ EMAILS trên mặt boong cho phép tàu sân bay Phúc Kiến phóng được máy bay khối lượng lớn hơn, như máy bay cảnh báo sớm trên không KJ-600. Đây là kiểu máy bay sử dụng 02 động cơ tua-bin trục truyền, giống với máy bay E-2 Hawkeye của hải quân Mỹ, lắp ra-đa kiểu đĩa tròn trên đỉnh thân máy bay.  

Liêu Ninh, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc, được hoán cải từ tàu sân bay cũ mua từ Ukraine. Sau khi biên chế tàu Liêu Ninh năm 2012, quân đội Trung Quốc dùng kiến thức và kinh nghiệm thu được để đóng tàu sân bay nội địa đầu tiên là Sơn Đông, được biên chế năm 2019. Cả hai tàu sân bay này đều dài 305m và lượng choán nước 65.000-70.000 tấn. Đến nay mới chỉ có tàu sân bay Liêu Ninh đạt khả năng tác chiến ban đầu, cấp độ sẵn sàng chiến đấu cơ bản nhất với khí tài quân sự. Hải quân Trung Quốc không cho biết lý do tàu Sơn Đông chưa đạt khả năng này, dù đã đưa vào biên chế gần ba năm.

Trường Giang
 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Phóng sự ảnh
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội
Tỷ giá ngoại tệ