A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Trung Quốc không ngần ngại đối đầu với Mỹ?         

 

QPTĐ-Sau những phát ngôn gây tranh cãi về thâm hụt cán cân thương mại với các nước, Tổng thống Mỹ D.Trump tuyên bố áp thuế 10-25% với mặt hàng nhôm, thép nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU), Trung Quốc, báo hiệu cuộc chiến thương mại đã khởi nổ? Trung Quốc và EU tuyên bố đáp trả!

 

 

Chiến tranh thương mại nếu xảy ra sẽ gây ảnh hưởng không chỉ đối với Mỹ và Trung Quốc.

  Tranh minh họa: Internet


Tháng 6 vừa qua, Ngoại trưởng Mỹ M.Pompeo thăm Bắc Kinh hy vọng hạ nhiệt căng thẳng quan hệ Mỹ-Trung trên biển Đông, gây nguy hiểm cho dòng chảy tự do thương mại. Chủ tịch trung Quốc Tập Cận Bình (từ 19-7) có chuyến thăm dài ngày đến Trung Đông và châu Phi, dự Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICR) tại Nam Phi (25-27/7). Từ 1-5/8, Ngoại trưởng Mỹ M.Pompeo có chuyến công du con thoi đến các nước Đông Nam Á: Malaysia, Singapore, Indonesia, dự Hội nghị Cấp cao ASEAN (3-4/8) do Singapore-Chủ tịch ASEAN 2018 đăng cai. Dường như đang có sự cạnh tranh quyết liệt về ảnh hưởng kinh tế, thương mại Mỹ-Trung, hai nền kinh tế lớn số 1, số 2 thế giới khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương và Trung Đông, châu Phi-Sân sau của Mỹ?


Tháng 7 vừa qua, Bộ Thương mại Mỹ đưa ra con số áp thuế 34 tỉ USD hàng hóa Trung Quốc tràn vào nước Mỹ, gây tổn hại nền kinh tế xứ sở Cờ hoa, làm hàng triệu người Mỹ không có cơ hội tìm kiếm việc làm? Chính phủ Bắc Kinh phản đối chính quyền Wasinhgton bảo hộ mậu dịch, vi phạm quy định về thị trường tự do, dọa đưa vụ kiện này ra Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Trung Quốc tuyên bố, sẽ áp thuế 60 tỉ USD với 5.027 mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ. Lập tức, Nhà Trắng nâng số thuế áp vào hàng nhập khẩu từ Trung Quốc lên con số 200 tỉ USD, gây sốc với Trung Quốc? Dư luận dự báo, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, Mỹ-EU sẽ dẫn đến hậu quả tiêu cực nền kinh tế toàn cầu? Bộ Thương mại Mỹ đưa ra con số thâm hụt cán cân thương mại giao dịch chủ yếu với Trung Quốc, Canada, Mexco (tháng 7-2018) là 190 tỉ USD.


Mặc dù mới là khẩu chiến thương mại nhưng những tháng đầu năm nay, thị trường chứng khoán Trung Quốc đã gánh chịu thiệt hại nặng nề, tụt xuống thứ 3, sau Mỹ, Nhật. Là đối thủ thương mại lớn nhất của Mỹ, Trung Quốc bắt tay với Iran đầu tư vào thị trường năng lượng, dầu mỏ giao dịch hàng chục tỉ USD/năm. Hai nước kết nối tuyến đường sắt giữa khu vực Bayannur và Khu tự trị Nội Mông nằm trong “Sáng kiến Vành đai-Con đường” có tổng đầu tư 124 tỉ USD của Trung Quốc. Hiện, Trung Quốc là nước nhập khẩu dầu mỏ lớn nhất của Iran với hơn 718.000 thùng/ngày (từ tháng 1-7/2018). Mỹ không khỏi lo ngại, khi lệnh trừng phạt Iran có hiệu lực vào tháng 11/2018, Trung Quốc vẫn nhập dầu của Iran, bất chấp Mỹ? 


Trong chuyến xuất hành tuần thăm cấp Nhà nước vào cuối tháng 7 vừa qua đến Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Sulegal, Rwanda, Nam Phi và Manritius (Đông Phi), Chủ tịch Tập Cận Bình cam kết thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực Trung Đông, đồng thời gây dựng một cộng đồng vì tương lai chung giữa Trung Quốc và châu Phi. Tại UAE, Chủ tịch Tập và Tổng thống Kh.Nahyan thảo luận các nhóm vấn đề liên quan đến lợi ích chung, đẩy mạnh hợp tác trong sản xuất, đầu tư về năng lượng, tài chính, thuế, nghiên cứu khoa học, nông nghiệp và con người.

 

Đến các nước khác, Chủ tịch Tập gia tăng quảng bá hình ảnh một Trung Quốc mong muốn hợp tác quan hệ song phương, trao đổi những vấn đề quan trọng của khu vực và thế giới mà hai bên cùng quan tâm, chứng kiến Lễ ký biên bản hợp tác giữa Trung Quốc với mỗi nước này. Trung Quốc chú ý đến khu vực Trung Đông giàu tài nguyên, rốn dầu lửa thế giới, có nhu cầu cao về xây dựng cơ sở hạ tầng, trao đổi thương mại, ngân hàng và thị trường tiêu thụ hàng hóa với hàng tỉ người dân.


Tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS-10 tại Nam Phi, Chủ tịch Tập Cận Bình đàm phán song phương với nguyên thủ quốc gia 4 nước thành viên khác: Thủ tướng Ấn Độ N.Modi, Tổng thống Nam Phi C.Ramaphosa, Tổng thống Nga V.Putin, Tổng thống Brazil M.Temer và lãnh đạo các nước khách mời. Tuyên bố chung BRICS-10 khẳng định, tái cam kết tuân thủ những nguyên tắc tôn trọng, bình đẳng, dân chủ, toàn diện và củng cố hợp tác nội khối, song phương. 


Hấp dẫn trước lời mời của BRICS hay thất vọng bởi EU không kết nạp, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ T.Erdogan ngỏ ý, muốn gia nhập BRICS trong tương lai gần. Trung Quốc không dễ dàng bỏ qua nền kinh tế BRICS với các quốc gia có nền kinh tế phát triển, thị trường tiêu thụ lớn chiếm 44% dân số toàn cầu. 


Trung Quốc đang gia tăng gây ảnh hưởng không chỉ khu vực châu Á mà đang hướng đến thị trường châu Âu, châu Phi và Mỹ Latinh. Tháng qua, Bắc Kinh tặng Philippines 4 tàu tuần tra, 200 khẩu súng phóng lựu cùng đạn dược. Trước đó, Manila được tặng 2.000 khẩu súng cùng đạn kèm theo, nâng số viện trợ quân sự của Trung Quốc lên 14 triệu USD. Sri Lanka cũng được tặng 1 tàu khu trục nhỏ kèm theo khoản viện trợ 295 triệu USD tái thiết đất nước; đồng thời Trung Quốc thuê lại của nước này cảng nước sâu trong vòng 99 năm trị giá 1,1 tỉ USD trừ vào khoản nợ vay 6 tỉ USD.

 

Nhiều nước bày tỏ lo ngại, Bắc Kinh sử dụng cảng này vào mục đích quân sự? Trung Quốc cũng hào phóng viện trợ, cho vay ưu đãi với các nước khác khu vực châu Á-Thái Bình Dương như Campuchia, Lào, Myanmar, Pakistan, Malaysia, Nepal, Tonga, Vanuatu, Papua New Guinea, đảo Cook; thậm chí vươn đến Venezela, UAE; xây dựng căn cứ quân sự ở Djibouti, Pakistan, biển Đông. 


Dưới thời Tổng thống D.Trump, Mỹ coi trọng hơn khu vực châu Á-Thái Bình Dương để cạnh tranh ảnh hưởng của một Trung Quốc mới nổi. Sau khi khôi phục Hạm đội 2 đối phó với Nga, Mỹ gia tăng sức mạnh Hạm đội 3 và Hạm đội 7 kiểm soát khu vực Thái Bình Dương-Ấn Độ Dương. Tuần qua, Mỹ công bố chương trình đầu tư trị giá 113 triệu USD vào khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, đối trọng với “Sáng kiến Vành đai-Con đường” của Trung Quốc. Chuyến đi của Ngoại trưởng Mỹ M.Pompeo trong tuần đầu tháng 8 cũng nhằm mục đích này mang tên “Tầm nhìn Ấn Độ-Thái Bình Dương”. Mỹ cam kết chi thêm 300 triệu USD bảo đảm an ninh cho ASEAN và liên kết với đồng minh: Ấn Độ, Nhật Bản, Australia nhằm đạt lợi thế cạnh tranh với Bắc Kinh. 


HÀ NGỌC

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Phóng sự ảnh
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội
Tỷ giá ngoại tệ