A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Huyện Chương Mỹ

Đẩy nhanh tiến độ phát triển kinh tế-xã hội

QPTĐ-Theo kết quả tổng hợp của UBND huyện Chương Mỹ, trong 8 tháng đầu năm 2020, tổng giá trị sản xuất các ngành chủ yếu của huyện ước đạt 18.270 tỷ đồng (đạt 70,5% kế hoạch năm). Thu ngân sách Nhà nước ước thực hiện hết 9 tháng là 373,264 tỷ đồng (đạt 63,92%). Kết quả giải ngân ước thực hiện là 654,65 tỷ đồng (đạt 59,3%) và phấn đấu hết năm 2020 đạt 93,8% vốn kế hoạch. Tổng kế hoạch vốn đầu tư năm 2020 là hơn 1.103 tỷ đồng bố trí cho 74 dự án và 1 gói hỗ trợ các xã về đích nông thôn mới (NTM), kiên cố hóa đường giao thông nông thôn, thủy lợi nội đồng. 

Huyện Chương Mỹ phát huy tiềm năng, thế mạnh, tạo ra những mô hình kinh tế  mới - Hànộimới

Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Chương Mỹ lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2020-2025

Trong công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19, trên địa bàn huyện có 1 bệnh nhân dương tính đã khỏi bệnh (bệnh nhân số 188). Toàn huyện có tổng số trên 4.000 trường hợp liên quan đến yếu tố dịch tễ và đến nay tất cả đều có sức khỏe ổn định, đã kết thúc cách ly. Về xây dựng NTM, huyện đang tập trung mọi nguồn lực để hoàn thiện các tiêu chí xây dựng NTM đối với 2 xã còn lại (Hoàng Văn Thụ, Tốt Động). Huyện có 3 xã: Lam Điền, Quảng Bị và Trường Yên đăng ký đạt tiêu chí NTM nâng cao (đến hết tháng 8/2020, xã Lam Điền có 10 tiêu chí đạt, 7 tiêu chí cơ bản đạt, 3 tiêu chí chưa đạt; xã Quảng Bị có 11 tiêu chí đạt, 5 tiêu chí cơ bản đạt, 3 tiêu chí chưa đạt; xã Trường Yên có 13 tiêu chí đạt, 5 tiêu chí cơ bản đạt, 1 tiêu chí chưa đạt). Huyện đăng ký đạt chuẩn NTM (đến nay đã đạt và cơ bản đạt 9/9 tiêu chí về huyện NTM, còn thiếu điều kiện là 100% các xã đạt chuẩn NTM).

Về vấn đề thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai tìm kiếm cứu nạn, nhất là sau trận lũ lịch sử xảy ra năm 2018, khiến đê tả Bùi ngập lụt, nhiều hộ dân bị ngập lâu ngày, Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ Đinh Mạnh Hùng cho biết: Huyện Chương Mỹ có diện tích lớn và dân số đông hơn so với một số quận, huyện ở Hà Nội. Địa phương cũng có 3 con sông chảy qua là sông Tích, sông Đáy, sông Bùi. Hàng năm, các xã ven sông chịu sự ảnh hưởng do các con sông từ Tây Bắc đổ về, cộng với lũ rừng ngang từ Hoà Bình đổ xuống. Khi nước đổ về rất nhanh, sông Bùi hứng chịu lượng nước vô cùng lớn. Do những điều kiện trên, về mặt chiến lược của huyện hàng năm không để lũ lụt ảnh hưởng nặng nề đến người dân, mà biện pháp an toàn nhất là di dân trong vùng ngập úng ra khỏi vùng thoát lũ của thành phố Hà Nội. Hiện nay, huyện đã xây dựng phương án và triển khai kế hoạch phòng, chống thiên tai năm 2020 trên phương châm “4 tại chỗ, 3 sẵn sàng”. Đồng thời tiếp tục đôn đốc thi công công trình xử lý cấp bách sự cố đê điều. Đến nay, các công trình đê điều, thủy lợi đã sẵn sàng đáp ứng cho nhiệm vụ phòng, chống lụt bão. 

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ Đinh Mạnh Hùng, về lâu dài thì di dân ra khỏi những khu vực đó là biện pháp hiệu quả nhất. Ông Hùng nhấn mạnh: “Muốn thực hiện công tác di dân thì chúng tôi rất mong được sự hỗ trợ của chính quyền Hà Nội, giao cho các sở, ban, ngành phối hợp với địa phương nghiên cứu quy hoạch chuyển dân, đảm bảo an toàn. Dự kiến đến năm 2030-2050 mới thực hiện được công tác di dân vì còn nhiều vấn đề liên quan như đời sống sản xuất, phong tục tập quán…". Trước mắt, ông Hùng cũng đề nghị UBND thành phố Hà Nội ưu tiên củng cố, nâng cấp đê tả Bùi và hữu Bùi. Từ đó ngăn cản được nước từ thượng nguồn chảy về, giúp người dân sớm đảm bảo cuộc sống, phòng chống thiên tai...

Văn Thể


Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Phóng sự ảnh
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội
Tỷ giá ngoại tệ