A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bí mật, thông suốt trên chặng đường 76 năm vững bước

 

QPTĐ-Ngày 12-9-1945, tổ chức mật mã đầu tiên, gọi là Ban Mật mã quân sự được thành lập (tiền thân của ngành Cơ yếu Việt Nam ngày nay) đặt tại Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam.

Cán bộ, nhân viên Phòng Cơ yếu Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ.

Trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, Ban Mật mã quân sự đã nỗ lực khắc phục khó khăn, vừa làm, vừa học, vừa rút kinh nghiệm trong nghiên cứu, sáng tác luật mật mã và triển khai xây dựng hệ thống tổ chức, hệ thống kỹ thuật mật mã (KTMM), nhằm bảo vệ tuyệt đối bí mật nội dung lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy của Đảng, Nhà nước và các cấp trong quân đội qua phương tiện thông tin liên lạc. Nghiên cứu sáng tạo thành công hàng trăm loại luật mật mã, khóa mã bằng ngôn ngữ tiếng Việt với độ bảo mật ngày càng cao, sử dụng phù hợp với các hình thức chiến thuật, đặc thù của từng đơn vị và ý đồ tác chiến trên các chiến trường; qua đó, làm thất bại các thủ đoạn thu tin mã thám của địch, đánh dấu mốc quan trọng về sự phát triển của KTMM Việt Nam. Trong đó, cơ yếu Quân đội (CYQĐ) đã tổ chức mã hóa, giải mã và chuyển đạt hơn 50 triệu bức điện mật với trên 3 tỷ nhóm điện phục vụ lãnh đạo, chỉ huy, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu đến với các lực lượng chiến đấu, bảo đảm bí mật, chính xác, kịp thời, góp phần vào thắng lợi trên các mặt trận, các chiến dịch trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

Ra đời trong chiến tranh, trưởng thành qua từng trận đánh, từ Ban Mật mã quân sự, đến nay đã phát triển thành Cục Cơ yếu, vững mạnh về tổ chức, đội ngũ cán bộ, nhân viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, trình độ cao, nghiên cứu phát triển khoa học, KTMM hiệu quả. Các sản phẩm mật mã mới, hiện đại ra đời, đáp ứng yêu cầu bảo mật các hệ thống thông tin, mạng máy tính quân sự, như: Hệ thống VINASAT; truyền hình giao ban trực tuyến; hệ thống thông tin Trunking; bảo mật cho hệ thống điều khiển vũ khí công nghệ cao của các đơn vị trong toàn quân.  

Bước vào thời kỳ đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, ngành Cơ yếu đã chủ động nghiên cứu, tham mưu đề xuất với Đảng, Nhà nước, Quân đội những chủ trương, giải pháp đồng bộ xây dựng và phát triển ngành, cụ thể là ngày 5-3-2020, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết về Chiến lược phát triển ngành Cơ yếu Việt Nam đến năm 2030 và định hướng đến năm 2045, trong đó, xác định xây dựng ngành Cơ yếu Việt Nam cách mạng, chính quy, tiến thẳng lên hiện đại. Là lực lượng tuyệt đối trung thành với Đảng, Nhà nước và nhân dân, được tổ chức thống nhất, chặt chẽ, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, có nền khoa học-công nghệ mật mã tiên tiến, đáp ứng yêu cầu bảo mật, an toàn thông tin dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, chỉ huy của LLVT nhân dân trong mọi tình huống. Với những cống hiến to lớn trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, ngành Cơ yếu Quân đội vinh dự được Đảng, Nhà nước trao tặng Huân chương Sao Vàng, 2 Huân chương Hồ Chí Minh và Huân chương Giải phóng. Nhiều tập thể, cá nhân trong ngành được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân, cùng nhiều phần thưởng cao quý, xây đắp nên truyền thống “Trung thành, tận tụy, đoàn kết, kỷ luật, sáng tạo”.

Kế thừa truyền thống ngành Cơ yếu anh hùng, Phòng Cơ yếu Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội luôn quán triệt sâu sắc đường lối, quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác cơ yếu. Tích cực tham mưu với Đảng ủy, Thủ trưởng Bộ Tư lệnh ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo về việc tăng cường công tác quản lý, khai thác sử dụng trang thiết bị kỹ thuật ngành Cơ yếu, thực hiện hiệu quả các hoạt động cơ yếu, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống, góp phần nâng cao chất lượng, đưa công tác cơ yếu đi vào nền nếp. Công tác thu hồi điện báo, quy trình chuyển, nhận điện mật đúng nguyên tắc, nhất là các quận, huyện không có nhân viên cơ yếu đều đảm bảo an toàn. Hệ thống KTMM trong toàn Bộ Tư lệnh thường xuyên được nâng cấp, hệ thống thông số kỹ thuật hoàn chỉnh, đồng bộ, bảo đảm tốt cho hệ thống truyền hình giao ban trực tuyến của Bộ Tư lệnh với 33 điểm cầu, đặc biệt là phục vụ Thủ trưởng Bộ Tư lệnh giao ban chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trong thời gian phòng, chống dịch Covid-19. Thực hiện truyền, gửi 45.520 bức điện mật bằng kỹ thuật mật mã và 4.518 bức điện cho 418.309 nhóm điện bằng kỹ thuật Thông tin bảo đảm an toàn tuyệt đối. Tham gia Hội thi KTMM toàn quân đều đạt giải cao, tiêu biểu năm 2017, đạt giải Nhất Hội thi Cán bộ cơ yếu toàn quân. Cùng với đó, Phòng Cơ yếu còn chú trọng làm tốt công tác tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, xây dựng cho đội ngũ cán bộ, nhân viên phụ trách cơ yếu trong toàn Bộ Tư lệnh, xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, an tâm công tác, phát huy tốt tinh thần trách nhiệm trong thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao, góp phần xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện. Nhiều năm liền, Phòng Cơ yếu được Cục Cơ yếu Quân đội, Thủ trưởng Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội khen thưởng vì đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ. 

NGUYỄN VĂN TUÂN
 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Phóng sự ảnh
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội
Tỷ giá ngoại tệ