A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Quan hệ Nga-NATO: Dấu hiệu tan băng?

 

Thông tin từ Bộ Ngoại giao Nga và Bộ chỉ huy quân sự Khối Bắc Đại Tây Dương (NATO) cho hay: Tuần tới, tại Thủ đô Brussles (Vương quốc Bỉ) sẽ diễn ra đàm phán cấp đại sứ giữa NATO và Nga sau 2 năm gián đoạn. Đây có thể là tín hiệu mừng, khi 2 lực lượng quân sự lớn mạnh nhất thế giới bắt tay nhau, tiến hành hòa đàm thay cho việc gia tăng hoạt động quân sự, đối đầu nhau? Phải chăng đây là dấu hiệu tan băng giữa NATO và Nga, khi hai bên nối lại đàm phán?

 

 

Tên lửa mang đầu đạn hạt nhân của Nga.       Ảnh Internet

 

Thực chất cuộc đối đầu NATO và Nga xuất hiện từ thời Chiến tranh Lạnh giữa Mỹ và Liên Xô từ giữa thế kỷ XX. Khi Liên Xô và phe XHCN tan rã, thế giới trở về đơn cực, các nước nghèo chạy theo sự chỉ huy của Chú Sam chịu lệ thuộc với chính sách cây gậy và củ cà rốt. Giới chức phương Tây cho rằng, không khí Chiến tranh Lạnh Nga-Mỹ lại bao phủ bóng đen trong mối quan hệ quốc tế Mỹ, NATO và Nga từ năm 2014?

 

Sau Cách mạng Cam trên đường phố Maidan là đấu tranh nghị trường nhập khẩu từ Tây Âu vào Ukraine, phe đối lập lật đổ Tổng thống V.Yanukovych- thân Nga, Chính phủ Kiev ngả hẳn vào vòng tay của phương Tây và Mỹ (2-2014). Thể theo nguyện vọng trưng cầu dân Crimea, Tổng thống Nga V.Putin ký Sắc lệnh sáp nhập bán đảo Crimea vào Nga (3-2014). Bởi chính Nga cũng không thể dễ dàng để mất vùng lãnh thổ có vị trí địa chính trị-quân sự chiến lược này, đồng nghĩa với mất luôn căn cứ Hạm đội Biển Đen có chiến tích hàng trăm năm gắn liền với lịch sử của nước Nga.

 

Lấy cớ Nga thôn tính Crimea, Mỹ và phương Tây siết chặt cấm vận kinh tế Nga hòng bóp chết nền kinh tế Moskva mới thoát qua khỏi cơn bão suy giảm kinh tế toàn cầu. Châu Âu vốn là thị trường thương mại số 1, nền kinh tế Nga rơi vào suy thoái. Các mặt hàng xuất nhập khẩu của Nga bị o ép trước hàng loạt lệnh cấm. Mỹ và EU cấm vận triệt để các ngành kinh tế có thế mạnh của Nga về tài chính, ngân hàng, năng lượng, công nghiệp, quốc phòng. Nga gặp khó khăn nghiêm trọng về thu hút công nghệ hiện đại phương Tây, nguồn vốn nước ngoài đầu tư, trong khi hàng trăm tỷ USD của các dự án lại bị rút vốn. Hai năm qua (từ 6-2014), Mỹ triển khai ồ ạt các mỏ theo công nghệ đá phiến sản xuất dầu thô giá rẻ và cho phép xuất khẩu dầu lửa, khí đốt làm thị trường dầu lửa thế giới đã dư thừa nguồn cung, nay lại càng dư thừa hơn 1 triệu thùng/ngày. Mỹ được đồng minh Arab Saudi-Thủ lĩnh các nước Tổ chức xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) hợp tác hỗ trợ mở “cuộc chiến dầu mỏ”, cạnh tranh giá và thị phần với Nga làm Moskva mất trắng hơn 100 tỷ USD/ năm do dầu thô giảm giá 50% trong khi thu ngân sách Nga phụ thuộc một nửa từ dầu khí!

 

Mỹ vẫn luôn chứng tỏ vị thế là “cảnh sát toàn cầu”, can thiệp vào nền chính trị của các quốc gia khắp cả Âu, Á. Sau khi Đông Âu sụp đổ, Liên Xô tan rã do chính sách xuất khẩu Cách mạng màu (cam, xanh, hồng, hoa tuy-lúp), hưởng ứng tự do phương Tây; Mỹ và phương Tây đã kịp thời đưa các nước châu Âu gia nhập NATO và Liên minh châu Âu (EU). Các quốc gia SNG, một thời sống trong ngôi nhà chung Liên Xô thuộc vùng Balkan, Baltic cũng lần lượt theo Mỹ, bỏ Nga! Phát triển NATO “hướng Đông”, áp sát biên giới Nga là ưu tiên phát triển của Mỹ. Washington thực hiện chính sách xuất khẩu các cuộc xung đột vũ trang, thậm chí đưa chiến tranh sang các nước khác, xa biên giới Mỹ.

 

Sau thành công ở Đông Âu, khát vọng của giới chức Ukraine mơ ước sớm gia nhập EU, NATO là bài toán mà giới chức Nhà Trắng đang mong đợi. Mỹ, EU cáo buộc Nga đứng đằng sau Lực lượng Dân quân miền Đông Donbass nổi dậy ở Lugansk, Donetsk; mặc dù Nga luôn bác bỏ. Xung đột vũ trang ở Donbass (từ 4-2014) đã làm hơn 9.000 người thiệt mạng, hàng triệu người mất nhà cửa. Nền kinh tế Ukraine rơi vào thảm họa, lạm phát gia tăng, ngân sách cạn kiệt. Kiev trông chờ vào các dự án của phương Tây về hỗ trợ tài chính lên đến hàng trăm tỷ USD nhưng chỉ là lời hứa, bởi họ lo ngại “ Kiev về vấn nạn tham nhũng và yếu kém trong quản lý kinh tế”! Thủ tướng Ukraine A.Yat senyuk tuyên bố nộp đơn từ chức lên QH.

 

Mỹ đã thành công tạo ra hội chứng sợ Nga trong lòng các nước láng giềng ở Đông Âu, Tây Âu, vùng Baltic về mối đe dọa bị Nga thôn tính. Hội chứng gây ra làn sóng bài Nga, tăng cường chi tiêu quốc phòng, gia tăng mua sắm vũ khí, thiết bị quân sự; tất nhiên người có lợi nhất là Mỹ. Mỹ là quốc gia đứng đầu thế giới về xuất khẩu vũ khí, trang thiết bị quân sự; các nước Âu, Á đua nhau lắp đặt hệ thống phòng thủ tên lửa chiến lược đạn đạo xuyên lục địa (THAAD) của Mỹ! Từ tháng 2 vừa qua, NATO thông qua việc tăng cường sự hiện diện quân sự ở Đông Âu, đẩy Nga- NATO vào quan hệ đối đầu. NATO thành lập Cơ quan chỉ huy và Lực lượng phản ứng nhanh gồm 7 sư đoàn khu vực Baltic (Estonia, Latvia, Lituania), 3 sư đoàn xe bọc thép hạng nặng phối hợp với không quân, pháo binh. Mỹ cũng vừa tăng chi ngân sách quốc phòng khu vực châu Âu thêm 3,4 tỷ USD, tăng gấp 4 lần so với năm 2007 nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng và tái triển khai thiết bị quân sự.

 

NATO đang lựa chọn Chiến tranh Lạnh bao vây toàn diện Nga, hơn là vì phát động chiến tranh cục bộ hay đòn trả đũa toàn diện kể cả sử dụng vũ khí hạt nhân. Bởi NATO thừa hiểu, họ không bao giờ chiến thắng được Nga khi xảy ra xung đột! Những nhận định về một nước Nga sở hữu vũ khí lạc hậu, công nghệ thiếu chính xác, hiệu quả chiến đấu thấp không còn cơ sở đứng vững, sau khi Nga tham chiến 5 tháng rưỡi (từ 30-9-2015) chống khủng bố ở Syria.

 

NATO thừa nhận, 40 chiến đấu cơ Nga ở căn cứ Latakia thực hiện 75-80 chuyến bay/ ngày, “thực hiện mỗi vụ không kích chính xác, hiệu quả”, trong khi 180 máy bay chiến đấu Mỹ và liên quân chỉ xuất kích được 20 vụ/ ngày, hơn 3 năm không đánh bại được phiến quân IS. Tướng lĩnh Mỹ, NATO thán phục vũ khí hiện đại có độ chính xác cao Nga tham chiến ở Syria và khả năng cơ động, tác chiến điện tử, chỉ huy phối hợp của quân đội Nga hơn hẳn NATO! Nga và các nước SNG tổ chức hợp tác liên minh Á- Âu, cùng với Belarus hoàn thành hệ thống phòng không chung ở khu vực Đông Âu nhằm mục đích bảo vệ an ninh tập thể.

 

Mỹ xác định Nga, TQ là lực lượng đối đầu số 1, số 2 nên các bên gia tăng chi ngân sách quốc phòng. Nếu như Mỹ đứng đầu thế giới chi phí 640 tỷ USD/ năm thì TQ (thứ 2) 146,67 tỷ USD và Nga: 43,6 tỷ USD năm 2016. Mỹ chi khoảng 75% tổng ngân sách quân sự  Khối NATO? Xung đột vũ trang và chống khủng bố ở các quốc gia Trung Đông, Bắc Phi; khủng hoảng chính trị ở Ukraine; chiến sự ở Yemen như đang đẩy quan hệ Nga- Mỹ, NATO xa nhau hơn. Khả năng tan băng trong quan hệ giữa các đối thủ này không thể một sớm một chiều, khi mà cả Nga và Mỹ đều không muốn chiến sự lan sang cạnh biên giới nước mình. Tuy vậy, Nga, NATO đạt được chương trình nhóm họp để thúc đẩy thực hiện thỏa thuận Minsk về Ukraine và hòa hợp dân tộc Afhganistan cũng là tín hiệu đáng mừng.

 

Hà Ngọc

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Phóng sự ảnh
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội
Tỷ giá ngoại tệ