A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Nâng cao ý thức thượng tôn pháp luật

 

Chấp hành luật pháp là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi công dân. Đó là tinh thần thượng tôn pháp luật và cũng là ý thức xây dựng và bảo vệ Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Để mọi công dân đều có ý thức và tinh thần trách nhiệm đó, việc phổ biến, giáo dục pháp luật là một yêu cầu thường xuyên và có vị trí rất quan trong trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

 

 

Ngay từ khi Nhà nước ta xây dựng bản Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa (9/11/1946), thông qua việc tuyên tuyền, học tập Hiến pháp đầu tiên, người dân đã ý thức sâu sắc về quyền và nghĩa vụ công dân của mình, ra sức ủng hộ kháng chiến tạo thành sức mạnh lớn lao, dưới sự lãnh đạo của Đảng, tiến hành kháng chiến thắng lợi chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Trong giai đoạn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN hiện nay, công tác phổ biến và giáo dục pháp luật đặt ra những yêu cầu cao hơn, cấp bách hơn. Một trong những thách thức trong công tác này chính là sự chống phá của các thế lực thù địch trong nhiệm vụ xây dựng và thực thi pháp luật. Chúng không ngừng tung ra luận điệu phủ định vai trò lãnh đạo của Đảng, đưa ra những luận điệu  về cái gọi là “dân chủ, nhân quyền”; kích động, lôi kéo những người ít hiểu biết về pháp luật gây rối, làm mất trật tự an ninh, an toàn xã hội…. và chúng sẽ còn đi xa hơn nếu kỷ cương, phép nước không được thực thi, bảo vệ; người dân không được trang bị đầy đủ về kiến thức pháp luật, không có khả năng phân biệt đúng, sai theo quy định của  pháp luật. Việc phổ biến, giáo dục pháp luật cũng rất cần thiết bởi hệ thống pháp luật nước ta ngày nay đã và đang hoàn thiện với nhiều bộ luật gắn liền với mọi hoạt động trong xã hội. Mọi hành vi, hoạt động của con người, của các mối quan hệ xã hội đều được điều chỉnh bằng luật pháp để bảo đảm cho mọi hoat động của xã hội đi vào quỹ đạo của pháp luật, kỷ cương, đúng hướng và phù hợp với sự phát triển của thời đại.

 

Việc phổ biến và giáo dục pháp luật đã được Đảng và Nhà nước thường xuyên quan tâm và được người dân cả nước nghiêm túc thực hiện. Đến nay, nhiệm vụ này đã trở thành một hoạt động mang tính pháp lý với việc quy định Ngày Pháp luật Việt Nam tại Điều 8 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật. Ngày pháp luật  Việt Nam là một ngày kỷ niệm được tổ chức vào ngày 09 tháng 11 hàng năm, bắt đầu từ năm 2013. Lý do chọn ngày 9-11 là vì đó là ngày Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước ta được thông qua (ngày 9-11-1946).  Hoạt động Ngày Pháp luật đã được lan tỏa ra hầu hết các Bộ, các ngành và tất cả 63 tỉnh, thành. Được biết,  trên thế giới hiện có khoảng 40 quốc gia có Ngày Pháp luật.

 

Chủ đề Ngày Pháp luật Việt Nam năm nay được Bộ Tư pháp đưa ra với nội dung: Nâng cao năng lực xây dựng, thực thi pháp luật; giáo dục ý thức tôn trọng, tuân thủ và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật; tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh; phát huy dân chủ, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, gắn với những hoạt động thiết thực, cụ thể. Hy vọng, với đợt phát động hưởng ứng Ngày Pháp luật năm 2016, sẽ góp phần nâng cao hơn nữa ý thức chấp hành pháp luật của mọi người dân, xây dựng một xã hội phát triển, kỷ cương, văn minh, hiện đại.

 

Hữu Văn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Phóng sự ảnh
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội
Tỷ giá ngoại tệ