A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Công tác Giáo dục quốc phòng-ninh ở huyện Sóc Sơn: Nền nếp, chất lượng, hiệu quả, thiết thực

 

Năm 2015, công tác giáo dục quốc phòng-an ninh (QP-AN) trên địa bàn huyện Sóc Sơn được triển khai tích cực, chủ động, có chiều sâu và đạt kết quả toàn diện. Có được kết quả đó là nhờ Hội đồng giáo dục QP-AN huyện luôn làm tốt công tác tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền địa phương các biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức tốt công tác bồi dưỡng kiến thức QP-AN cho các đối tượng, nhất là cán bộ chủ chốt, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, góp phần xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

 

 

Huấn luyện lực lượng dân quân tự vệ ở huyện Sóc Sơn.

 

Để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục QP-AN cho các đối tượng, Hội đồng giáo dục QP-AN huyện đã thực hiện bằng nhiều hình thức, biện pháp đồng bộ. Theo đó, với vai trò là cơ quan thường trực, Ban CHQS huyện Sóc Sơn thường xuyên phối hợp với Ban Tuyên giáo Huyện ủy, Đài Truyền thanh huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về quốc phòng, an ninh trên các phương tiện thông tin đại chúng và thông qua các hội nghị, hội thảo; tập trung tuyên truyền Luật Giáo dục Quốc phòng và An ninh, Luật Nghĩa vụ quân sự….

 

Đặc biệt, các địa phương hướng trọng tâm tuyên truyền trong các dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn… thông qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ với nhiều nội dung gắn với giáo dục QP-AN, đưa công tác này ngày càng đạt chất lượng, hiệu quả. Điểm ghi nhận trong thực hiện công tác giáo dục QP-AN ở Sóc Sơn thời gian qua là tích cực đổi mới hình thức, cập nhật nội dung đảm bảo sát với đối tượng và đặc điểm địa phương cơ sở; tăng cường sự phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể địa phương trong tham mưu và tổ chức thực hiện.

 

Trong công tác bồi dưỡng kiến thức QP-AN cho cán bộ chủ chốt các cấp, Hội đồng giáo dục QP-AN huyện xác định việc bồi dưỡng kiến thức QP-AN là tiêu chuẩn bắt buộc đối với cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên; là một trong những tiêu chí để xem xét, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ, vì vậy Hội đồng huyện đã làm tốt công tác tham mưu với Huyện ủy, UBND huyện tổ chức các hội nghị quán triệt, triển khai nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương, trong đó có nội dung công tác giáo dục QP-AN tới lãnh đạo các phòng, ban, ngành, đoàn thể thuộc huyện; cấp ủy, chính quyền 26 xã, thị trấn trong toàn huyện.

 

Cùng với đó, Hội đồng giáo dục QP-AN huyện và các xã, thị trấn thường xuyên được củng cố, kiện toàn đủ về số lượng, đúng thành phần, cơ cấu, bảo đảm chất lượng; có quy chế hoạt động, phân công giao nhiệm vụ cho từng thành viên; thường xuyên có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong công tác tham mưu giúp Huyện ủy, UBND huyện lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục QP-AN.

 

Việc bồi dưỡng kiến thức QP-AN cho các đối tượng được triển khai quyết liệt, đối tượng được mở rộng, phương pháp tổ chức linh hoạt, sáng tạo. Năm 2015, huyện đã có 2 đồng chí thuộc diện đối tượng 2 tham gia lớp bồi dưỡng kiến thức QP-AN do Thành ủy Hà Nội tổ chức. Toàn huyện đã tổ chức được 17 lớp bồi dưỡng kiến thức QP-AN cho đối tượng 4 và đối tượng 4 mở rộng với 3.250 người được cấp chứng chỉ. Thông qua bồi dưỡng, đã góp phần nâng cao nhận thức cho các đối tượng về nhiệm vụ QP-AN trong tình hình mới; từng cá nhân đã nâng cao nhận thức, trách nhiệm và vận dụng vào cương vị công tác của mình.

 

Với công tác phổ biến kiến thức QP-AN cho toàn dân, Hội đồng giáo dục QP-AN huyện đã phối hợp với Ban Tuyên giáo Huyện ủy tham mưu với Huyện ủy, UBND huyện chỉ đạo Phòng Văn hóa- Thông tin và Đài Truyền thanh huyện cùng các ban, ngành chuẩn bị nội dung tuyên truyền, hướng dẫn các xã, thị trấn thực hiện. Nội dung, hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú, tập trung vào các ngày lễ, ngày truyền thống, ngày kỷ niệm lớn như: Ngày thành lập Đảng 3-2; truyền thống DQTV 28-3; Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30-4; Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9; tiếp tục tuyên truyền Luật giáo dục QP-AN, Luật Dân quân tự vệ, Luật Nghĩa vụ quân sự, Pháp lệnh về Dự bị động viên…. Phát huy hiệu quả hình thức tuyên truyền trên Đài Truyền thanh huyện và hệ thống loa truyền thanh các xã, thị trấn (Thường tổ chức tuyên truyền trước khi diễn ra sự kiện 5-7 ngày, với thời lượng phát thanh 20-30 phút/ngày). Song song với đó, huyện thường xuyên tổ chức nói chuyện thời sự biển, đảo thông qua các buổi học tập nghị quyết, tập huấn tại các cơ quan, tổ chức, nhà trường và địa phương; kết hợp lồng ghép chương trình tại các khóa bồi dưỡng kiến thức QP-AN cho đối tượng 4 và đối tượng 4 mở rộng…

 

Bên cạnh đó, huyện Sóc Sơn cũng thường xuyên quan tâm đầu tư ngân sách đúng mức cho thực hiện nhiệm vụ công tác giáo dục QP-AN như mua sắm bổ sung giáo trình, tài liệu, trang thiết bị giảng dạy…. Hội đồng giáo dục QP-AN từ huyện đến cơ sở và các cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường còn thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm tra, chế độ báo cáo  theo quy định. Thông qua đó đã giúp cho Hội đồng huyện chỉ đạo khắc phục kịp thời những hạn chế, tồn tại để đưa công tác giáo dục QP-AN của huyện ngày càng đi vào nền nếp, đạt chất lượng, hiệu quả thiết thực.

 

Thế Hà

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Phóng sự ảnh
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội
Tỷ giá ngoại tệ