A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Xây dựng nông thôn mới ở huyện Thanh Trì

 

QPTĐ-Thanh Trì là huyện nằm ở phía Nam Thủ đô Hà Nội, diện tích tự nhiên là 6.296,7ha, dân số trên 24 vạn người. Đây là một trong những huyện đầu tiên của thành phố Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới, tiếp tục tạo nên diện mạo mới, sức sống mới, động lực phát triển mới.

 

 

Kinh tế huyện Thanh Trì ngày càng khởi sắc.

 

Ngay từ năm 2010, Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đã được triển khai trên địa bàn huyện và nhanh chóng trở thành phong trào sâu rộng của cả hệ thống chính trị và nhân dân. Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới được xác định rõ trong Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp từ huyện đến cơ sở. Huyện ủy Thanh Trì đã có Nghị quyết chuyên đề về xây dựng nông thôn mới trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2020. Hội đồng nhân dân huyện đã kịp thời ban hành các nghị quyết  để thực hiện và tăng cường các cuộc giám sát việc thực hiện nghị quyết. Hằng năm, UBND huyện xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện. Song song với việc chỉ đạo xã Đại Áng xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới theo chủ trương của Thành phố, Thanh Trì triển khai đồng loạt đến 14 xã còn lại với phương châm “vừa làm, vừa rút kinh nghiệm” để đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới của huyện.


Bước vào xây dựng nông thôn mới, huyện gặp 1 số khó khăn, thách thức như: Xuất phát điểm xây dựng nông thôn mới của 15 xã so với 19 tiêu chí còn ở mức thấp (có 5 xã đạt dưới 10 tiêu chí); thu nhập bình quân đầu người thấp hơn so với mặt bằng chung của Thành phố; vấn đề ô nhiễm môi trường, cải tạo, nâng cấp hạ tầng nông thôn, tiêu thoát nước trong khu dân cư, giải quyết việc làm cho người lao động sau thu hồi đất, đào tạo nghề cho lao động nông thôn còn chậm thực hiện...


Để khắc phục khó khăn trên, bước vào xây dựng nông thôn mới, trước hết, huyện tổ chức tuyên truyền sâu rộng đến cán bộ, đảng viên và nhân dân, tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức, nâng cao ý thức trách nhiệm và vai trò của chủ thể trong việc tham gia thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới. Phong trào “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới” được quan tâm tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện sâu rộng với nhiều hình thức tuyên truyền, vận động đa dạng, phong phú như: Tuyên truyền qua các chuyên mục trên hệ thống Đài phát thanh huyện và Đài truyền thanh các xã; qua các lớp học tập, quán triệt Nghị quyết, chuyên đề, tập huấn, hội nghị tọa đàm, lồng ghép; qua các  hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao của từng cơ quan, đơn vị.

 

Hàng năm, Ban chỉ đạo huyện đều phối hợp với Thành phố tổ chức các lớp đào tạo tập huấn cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới trên địa bàn, đã mở trên 70 lớp với trên 2.000 lượt cán bộ tham gia. Kết quả thực hiện, phát huy và nhân rộng mô hình “Nhân dân hiến đất và đóng góp ngày công lao động làm đường làng ngõ xóm”, nhân dân tham gia hiến 11.380m2  đất,  đóng góp được 207.482 ngày công lao động, hoàn thành nâng cấp cải tạo 163,06 km đường giao thông nông thôn đạt 120% kế hoạch, nâng tổng số các tuyến đường giao thông đạt chuẩn 100% theo quy định của Bộ tiêu chí quốc gia.

 

Cùng với đó, Thanh Trì đã chú trọng phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân; phát động Phong trào thi đua “Chung sức xây dựng nông thôn mới” gắn với đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và các phong trào thi đua khác. Với cách làm chủ động, sáng tạo đó, huyện đã huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và nội lực của toàn dân, tạo ra những đột phá trong công tác xây dựng nông thôn mới như: 80% trường học đạt chuẩn quốc gia; 100% thôn, làng có Nhà văn hóa phục vụ sinh hoạt cộng đồng; 100% các xã trên địa bàn huyện được công nhận xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; bước đầu hình thành một số vùng sản xuất tập trung, vùng sản xuất lúa chất lượng cao; vùng trồng cây ăn quả tập trung, vùng nuôi trồng thủy sản, trồng rau an toàn. Hiện nay, 15/15 xã trên địa bàn đã đạt chuẩn nông thôn mới.


 Huyện tiếp tục duy trì, nâng cao các tiêu chí xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020. Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Trần Văn Khương cho biết: Huyện tiếp tục triển khai Đề án môi trường giai đoạn 2016-2020, rà soát, thực hiện cải tạo, kè ao hồ tạo cảnh quan môi trường xanh-sạch-đẹp. Xây dựng các biện pháp tiếp tục giảm tỉ lệ hộ nghèo, giải quyết việc làm cho người lao động; duy trì và phát triển các cụm công nghiệp, làng nghề truyền thống; khuyến khích phát triển các trung tâm thương mại, siêu thị lớn, chợ đầu mới trung tâm…


Ngọc Quang


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Phóng sự ảnh
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội
Tỷ giá ngoại tệ