A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tích cực nâng cao chất lượng vận tải hành khách công cộng

 

QPTĐ-Theo Sở Giao thông-Vận tải Hà Nội, tính đến tháng 6 năm 2018, mạng lưới xe buýt bao gồm 112 tuyến, trong đó 92 tuyến có trợ giá mức độ bao phủ của mạng lưới tuyến buýt đạt 30/30 quận, huyện (đạt 100%), tương ứng với 411/582 xã, phường, thị trấn (đạt 70 %); dịch vụ xe buýt đã tiếp cận tới khoảng 98% bệnh viện, 100 các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp…Với tổng chiều dài tuyến hơn 3.781 khách, sản lượng hành khách 6 tháng đầu năm 2018 ước đạt 221,5 triệu lượt khách (tăng 5% so với cùng kỳ năm 2017). Đến nay, có 12 đơn vị đang tham gia cung ứng dịch vụ vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) bằng xe buýt trên địa bàn.

 

 

Transerco đưa vào vận hành xe buýt sàn thấp sản xuất tại Châu Âu.

 

Thực hiện kế hoạch năm 2018, Sở Giao thông-Vận tải đã tích cực, chủ động phối hợp với Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) và các đơn vị liên quan tiếp tục tham mưu với Thành phố mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ liên quan VTHKCC, trong đó có việc mở 12-14 tuyến buýt; tổ chức đấu thầu 17 tuyến buýt từ hình thức đặt hàng sang hình thức đấu thầu; số phương tiện đầu tư, thay mới 221 đạt tiêu chuẩn khí thải euro 4 và CGC…6 tháng đầu năm, Thành phố đã trợ giá gần 500 tỷ đồng cho các tuyến xe buýt có trợ giá với tiêu chí là các tuyến nội đô, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.


Trả lời câu hỏi phóng viên xoay quanh các vấn đề: Số tiền Thành phố trợ giá tại sao không tái đưa vào xây dựng quy mô các nhà chờ, hoặc tái tạo tiền vé (vì tiền vé hiện còn cao) mà để nhiều nhà chờ sập xệ suốt nhiều năm? Thời gian tới, Sở có phương hướng gì để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của hành khách? Đường dành riêng cho xe buýt thường trên tuyến Nguyễn Trãi-Hà Đông, theo nhiều chuyên gia thì rất bất hợp lý, lãng phí, vậy phương án đặt ra là gì?

 

Đối với đường BRT, Thành phố bỏ ra kinh phí lớn cho tuyến xe buýt này, đến nay đánh giá như thế nào về kết quả đạt được?...


Theo ông Nguyễn Công Nhật, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Vận tải Hà Nội, khi triển khai tuyến xe buýt nhanh BRT thì Hà Nội hướng đến đối tượng nhiều nhất là cán bộ, công chức. Sau một thời gian khai thác cho thấy, tỷ lệ cán bộ, công chức tham gia đi xe buýt nhanh cao hơn so với xe buýt thông thường.

 

Điển hình, tỷ lệ cán bộ công chức đi xe buýt thường chỉ 20%-25%, còn lại là học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, trên tuyến BRT tỷ lệ cán bộ, công chức tham gia lại chiếm tỷ lệ cao, trên 50% trong tổng số các đối tượng khách hàng. Không phải tuyến này dịch vụ tốt hơn, có hỗ trợ mái che, xe đẹp, nhiều tuyến mà cốt lõi là thời gian chuyến đi nhanh hơn 25%-30% so với tuyến buýt thông thường.


Ông Nhật cho biết thêm, xe buýt muốn phát triển thu hút người dân không chỉ nhiều tuyến, xe đẹp mà vấn đề là thời gian đi; hệ số sai số muộn giờ rất thấp. Với tuyến BRT còn nhiều vấn đề cần điều chỉnh, tuy nhiên đánh giá ban đầu, đã thu hút được đối tượng công nhân, viên chức. Thời gian tới, Sở Giao thông-Vận tải dự kiến tiếp tục mở mới 8 đến 10 tuyến, tổ chức rà soát điều chỉnh mạng lưới các tuyến buýt để đảm bảo kết nối, nâng cao hiệu quả khai thác của mạng lưới tuyến và tuyến đường sắt đô thị số 2A (Cát Linh-Hà Đông) đi vào hoạt động cuối năm 2018.


“Chúng tôi đang nghiên cứu sẽ rút ngắn giữa các nhà chờ để thuận tiện, giảm bớt thời gian đi bộ cho hành khách; đồng thời có các tuyến buýt gom ở ngoại thành, thân thiện với hành khách. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ triển khai thực hiện đấu thầu toàn bộ các nhà chờ và điểm chờ xe buýt, dự kiến sẽ có khoảng 600 nhà chờ”-ông Nhật cho biết.


Hiền Mĩ

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Phóng sự ảnh
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội
Tỷ giá ngoại tệ