A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Phát triển giao thông đô thị Hà Nội: Cần những giải pháp đột phá

QPTĐ-Mới đây, thông tin tại Hội thảo “Giao thông đô thị thành phố Hà Nội: Thực trạng và giải pháp”, Phó Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Phạm Quí Tiên nhấn mạnh, Thủ đô Hà Nội là đô thị đặc biệt, đầu mối giao thông quan trọng của quốc gia nói chung và của vùng châu thổ sông Hồng nói riêng.

Thông xe cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 góp phần hoàn chỉnh trục đường Vành đai 2 Hà Nội. 

 Ảnh: Internet

Trong thời gian vừa qua, nhiều công trình kết cấu hạ tầng khung giao thông đã được đầu tư và đưa vào khai thác, sử dụng, góp phần nâng cao năng lực giao thông của Thủ đô theo hướng văn minh, hiện đại. Đặc biệt, thành phố Hà Nội đang tích cực phối hợp với các tỉnh thuộc Vùng Thủ đô để triển khai các dự án xây dựng đường Vành đai 4, Vành đai 3,5 nhằm cải tạo, mở rộng theo quy hoạch các tuyến đường cấp đô thị hướng tâm, tiếp tục xây dựng đường gom đô thị dọc theo các tuyến cao tốc, quốc lộ, hoàn thiện các tuyến đường Vành đai 1, Vành đai 2, Vành đai 2,5, các tuyến đường sắt giao thông đô thị còn lại...

Tuy nhiên, Phó Chủ tịch HĐND Thành phố Phạm Quí Tiên cũng cho rằng, thực trạng hệ thống giao thông đô thị của Hà Nội vẫn còn nhiều bất cập, các tuyến đường chưa được đầu tư hoàn thiện theo quy hoạch, hiện tượng ùn tắc giao thông tại các khu vực nội đô xảy ra thường xuyên trong những giờ cao điểm; hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị chưa đồng bộ; việc ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý, bảo trì hệ thống hạ tầng giao thông đô thị còn chậm và thiếu đồng bộ; ý thức chấp hành pháp luật, ý thức bảo vệ các công trình hạ tầng kỹ thuật giao thông đô thị của người dân và doanh nghiệp còn hạn chế…

Phó Chủ tịch HĐND Thành phố nhấn mạnh: Hội thảo ngày hôm nay nhằm trao đổi, thảo luận kinh nghiệm trong công tác quản lý, tổ chức, thực hiện các nội dung thuộc lĩnh vực giao thông đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội, đồng thời, trao đổi, thảo luận những kinh nghiệm trong công tác giám sát hoạt động của các cơ quan thuộc lĩnh vực đô thị của Ban Đô thị HĐND Thành phố, Ban Kinh tế-Xã hội HĐND các quận, huyện, thị xã để làm rõ làm rõ khó khăn, hạn chế, nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế và những giải pháp khắc phục và nâng cao chất lượng công tác quản lý, công tác giám sát lĩnh vực này trong thời gian tới.

Theo thống kê của Sở Giao thông-Vận tải Hà Nội, hệ thống hạ tầng của Thủ đô đang gánh tới khoảng 7,9 triệu phương tiện (trong đó 1,1 triệu xe ô tô; 6,6 triệu xe máy và 0,2 triệu xe điện); tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2019-2022 là trên 10%/năm đối với ô tô, trên 3%/năm đối với xe máy. Cùng với đó, tham gia giao thông tại Hà Nội còn có 12 triệu phương tiện từ các tỉnh, thành khác nhau. Tỷ lệ diện tích đất dành cho giao thông trên diện tích đất đô thị đạt khoảng 10,3% (yêu cầu của Quy hoạch số 519 là từ 20-26%), tỷ lệ tăng bình quân hằng năm mới đạt 0,26-0,3%/năm, quỹ đất dành cho giao thông tĩnh đạt dưới 1%. Trong khi tốc độ gia tăng dân số tự nhiên và cơ học giai đoạn 2011-2020 là khoảng 2,48%/năm.

Tại Hội thảo, đại diện các cơ quan quản lý nhà nước, các chuyên gia đã trao đổi, phân tích làm rõ về công tác quy hoạch, quản lý chất lượng, đồng bộ hạ tầng; công tác phát triển giao thông đô thị, bài toán giảm thiểu tai nạn, đề án hạn chế phương tiện, giảm ùn tắc giao thông; công tác quản lý chất lượng công trình, đầu tư phát triển giao thông tĩnh, điều hành, đảm bảo an toàn giao thông, phân luồng, tổ chức giao thông tại các bến xe ô tô, bãi đỗ xe, điểm dừng, nhà chờ xe buýt, nhà ga, các tuyến đường bộ; phát triển vận tải hành khách công cộng; quản lý bến xe, điểm đỗ xe taxi, điểm đón, trả khách theo quy hoạch, quản lý hoạt động vận tải hành khách; công tác thanh tra, xử lý vi phạm lĩnh vực giao thông đô thị.

Các đại biểu cũng cho răng, đầu mối giao thông phải quy hoạch ở vành đai, nhưng đầu mối giao thông hiện nay lại nằm ở nội đô. Vì thế, trong tương lai, Hà Nội cần xác định lõi đô thị ở đâu để quy hoạch đầu mối giao thông, cần có tầm nhìn xa ở các vành đai. Hiện tại, năng lực lập quy hoạch đầu mối giao thông cần có tầm nhìn xa ở các vành đai. Hiện tại, năng lực lập quy hoạch về giao thông ở Hà Nội còn yếu, nên Thành phố cần có kịch bản cho việc phát triển 5 quận mới, để quy hoạch giao thông đầu mối phù hợp…

Hà An

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Phóng sự ảnh
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội
Tỷ giá ngoại tệ