A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

“Về nguồn” nhân ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

QPTĐ-“Chúng con xin nguyện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người; hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân; kiên định mục tiêu, lý tưởng và con đường cách mạng mà Người đã chọn; quyết tâm thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị, công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và thành phố Hà Nội; thực hiện tốt Luật Báo chí, Điều lệ Hội Nhà báo Việt Nam, 10 điều quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam, quy tắc sử dụng mạng xã hội, cam kết thực hiện Phong trào “Xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ quan báo chí và văn hóa của người làm báo Việt Nam trong giới báo chí Thủ đô” - Nhà báo Lê Quỳnh Trang, Tổng Biên tập Báo Phụ nữ Thủ đô, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Nhà báo nữ Hà Nội đã thay mặt Đoàn công tác “về nguồn” của Hội Nhà báo Hà Nội bày tỏ lòng thành kính và quyết tâm với Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp kỷ niệm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6) tại nơi ra đời Hội Nhà báo Việt Nam, xóm Ròong Khoa, xã Điềm Mặc, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.

Bác Hồ-Người sáng lập nền Báo chí Cách mạnh Việt Nam.

 

Tấm bia đánh dấu nơi ra đời của Hội Nhà báo Việt Nam khắc ghi: “Tại đây, ngày 21/4/1950 đã diễn ra Đại hội thành lập Hội những người viết báo Việt Nam…” được đặt giữa những vườn chè xanh mát và những mái nhà bình dị đã gây xúc động mạnh cho những nhà báo Thủ đô, đặc biệt là những nhà báo trẻ lần đầu tiên đặt chân đến. Nhà trưng bày của khu di tích được chia thành 4 giai đoạn phát triển của báo chí Việt Nam theo tiến trình thời gian từ 1865-nay, nổi bật là bức tượng Bác-người sáng lập nền báo chí cách mạng Việt Nam và lời khẳng định về chức trách, nhiệm vụ của Hội Nhà báo: Hội Nhà báo là một tổ chức chính trị và nghiệp vụ, nhiệm vụ của Hội là phải làm cho hội viên đoàn kết chặt chẽ, giúp đỡ lẫn nhau để nâng cao trình độ nghiệp vụ, có như thế thì Hội Nhà báo mới làm tròn nhiệm vụ của mình và những người làm báo mới phục vụ tốt nhân dân, phục vụ tốt cách mạng”.

Các phóng viên tham quan các tài liệu, hiện vật tại Nhà trưng bày-Di tích lịch sử Quốc gia- nơi ra đời Hội Nhà báo Việt Nam.

 

Ngay từ buổi đầu thành lập, Đảng ta đã xác định báo chí là một mặt trận quan trọng trong lĩnh vực văn hóa, tư tưởng và mỗi nhà báo là một chiến sĩ. Đặc biệt, các nhà lãnh đạo kiệt xuất của Đảng ta đều là các nhà báo, điển hình là Chủ tịch Hồ Chí Minh rồi đến các đồng chí: Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Xuân Thủy, Võ Nguyên Giáp… đều là những bậc thầy về cầm bút. Do đó, Hội Nhà báo Việt Nam là một trong những hội chính trị-xã hội-nghề nghiệp ra đời sớm nhất. Nhiệm vụ của Hội Nhà báo Việt Nam là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà báo trong tác nghiệp; bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ báo chí, đạo đức nghề nghiệp cho hội viên; giám sát việc tuân thủ luật pháp, quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo; tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách về thông tin, báo chí; thực hiện các hoạt động đối ngoại theo quy định của pháp luật. Trong suốt quá trình hoạt động từ khi được thành lập, Hội Nhà báo Việt Nam đã tập hợp, đoàn kết, động viên đội ngũ người làm báo cả nước vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, gian khổ, hoàn thành xuất sắc sứ mệnh vẻ vang của báo chí cách mạng. Những năm gần đây, Hội Nhà báo Việt Nam đã có nhiều đổi mới quan trọng trên nhiều mặt hoạt động, thực hiện nhiệm vụ chính trị, tập hợp, đoàn kết đội ngũ hội viên - nhà báo, góp phần tạo sự đồng thuận trong Đảng, trong xã hội; động viên đội ngũ người làm báo tuyên truyền thắng lợi các nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước. Về công tác nghiệp vụ, Hội Nhà báo Việt Nam đã tổ chức tốt các hoạt động như: Giải Báo chí quốc gia hằng năm, các giải báo chí chuyên ngành, thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả Đề án Hỗ trợ sáng tạo tác phẩm báo chí chất lượng cao; nâng cao số lượng và hiệu quả công tác bồi dưỡng nghiệp vụ; phối hợp, tham gia có hiệu quả công tác chỉ đạo, quản lý báo chí…

Những tài liệu, hiện vật tại đây.
 
Đoàn Nhà báo chụp ảnh lưu niệm trong chuyến công tác tại Nhà trưng bày.
 

Bên cạnh mô hình ngôi nhà sàn đã diễn ra Đại hội thành lập Hội những người viết báo Việt Nam, di tích còn lưu giữ và trưng bày rất nhiều tư liệu quý giá của nền báo chí cách mạng nước ta như Số đặc biệt của tờ Búa Liềm, báo Sự thật, sách Tuyển tập báo chí Việt Nam thời kỳ đổi mới… Nhà báo Kiều Thanh Hùng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo thành phố Hà Nội cho biết: Hành trình về nguồn là hoạt động thực sự có ý nghĩa đối với các phóng viên, hội viên khi chúng ta trở lại nơi có những dấu tích khởi đầu lớp báo chí đầu tiên của đất nước. Đây là hoạt động thường niên, thiết thực của Hội Nhà báo thành phố Hà Nội, góp phần giáo dục truyền thống cho thế hệ cán bộ, hội viên, từ đó phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, đóng góp tích cực xây dựng nền báo chí cách mạng Việt Nam giàu tính chiến đấu, nhân văn, chuyên nghiệp và hiện đại.

Trang Anh

 

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Phóng sự ảnh
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội
Tỷ giá ngoại tệ