A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Sức sống và con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội vẫn sáng ngời chân lý

 

QPTĐ-Giống như bệnh cũ tái phát, cứ mỗi lần đất nước ta có sự kiện chính trị quan trọng, hay những thách thức khó khăn từ thực tiễn nảy sinh, thế là những kẻ “bồi bút”, những phần tử cơ hội chính trị, bất mãn lại cao giọng khoe tiếng “loa rè” bình luận, nói xấu Đảng. Nhưng điều đáng buồn hơn, trong số đó, có người từng “ăn cơm dân, mặc áo Đảng” nhưng thiếu rèn luyện, sa vào chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng dao động không vững vàng cũng hùa theo, kêu gào đòi xóa bỏ chế độ “độc” đảng, tiến hành “đa nguyên” về chính trị, đa đảng đối lập, xóa bỏ con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội (CNXH) mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn. 

Vững tin vào con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn. (Ảnh: Internet)

Một Đảng tại sao không?

Một đảng mà biết lắng nghe và giải quyết thấu đáo tâm tư nguyện vọng tha thiết của nhân dân, biết lo cho dân, lấy quyền lợi, lợi ích của nhân dân của dân tộc là tối thượng quyết định đến phương thức hoạt động, lãnh đạo của mình, thì nhân dân chỉ cần duy nhất một đảng để lãnh đạo đất nước. Và thực tiễn 92 năm qua đã chứng minh, từ khi xuất hiện trên vũ đài chính trị, Đảng Cộng sản Việt Nam đã tỏ rõ là một đảng cách mạng chân chính, là đội tiên phong của giai cấp và dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Kế thừa và phát huy những thành quả trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ, bước vào thời kỳ cách mạng xã hội chủ nghĩa (từ năm 1975 đến nay), Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục là lực lượng chính trị duy nhất lãnh đạo nhân dân vượt qua khó khăn, thử thách, từng bước tìm đường đổi mới với 8 đặc trưng của CNXH là: Xây dựng dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bo, phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới.

Xuyên suốt chặng đường dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, nhất là qua 35 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới, đất nước ta đã xóa bỏ được thế bao vây cấm vận, tích cực hội nhập quốc tế, tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 6,6%/năm. Đặc biệt, sau khi gia nhập WTO, Việt Nam đã duy trì tốc độ tăng trưởng cao, đạt 8,46% năm 2007 (là mức cao nhất trong vòng 11 năm trước đó). Năm 2021, tốc độ tăng GDP đạt 2,91%, là một trong số 3 nền kinh tế tăng trưởng tích cực nhất ở khu vực châu Á. Theo tổ chức nghiên cứu kinh tế-xã hội New Economics Foundation (NEF) có trụ sở chính tại Vương quốc Anh, Việt Nam là quốc gia có Chỉ số hành tinh hạnh phúc (HPI) đứng thứ 5 thế giới và đứng đầu khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Vậy đa đảng có gì tốt đẹp, nếu nhìn ra thế giới, nhất là những nước mà vẫn được các thế lực thù địch tung hô, ca ngợi có nền dân chủ thực sự, như: Mĩ, Pháp, Anh hay Đức…ẩn sau khung cảnh cuộc sống thanh bình, là chứa đựng những mâu thuẫn nội tại trong xã hội không thể giải quyết được, như thiếu lao động, mất việc làm, bóc lột, sự bất công, tính mạng của người dân không được bảo vệ. Những vụ tấn công đẫm máu bằng dao trên đường phố, hay xả súng trong trường học vẫn xảy ra thường xuyên. Cụ thể gần đây nhất, tính đến ngày 31/12/2021 bạo lực súng đạn trên toàn nước Mĩ đã làm 44.750 người chết, bao gồm 20.660 vụ giết người và 24.090 vụ tự sát, trong đó có 1.533 trẻ em và thanh thiếu niên dưới 17 tuổi. Thông qua vụ việc cho chúng ta thấy rõ hơn sự hỗn loạn trong xã hội đa cực, đa đảng đối lập mà chủ nghĩa tư bản vẽ lên chỉ là thiên đường ảo tưởng, để che giấu với phương thức bóc lột mới, mà cách đây 400 năm trong bộ Kinh tế Tư bản kinh điển của mình, Mác đã chỉ ra: “Chủ nghĩa Tư bản không có tổ quốc, mà chỉ có giá trị thặng dư mà thôi”. 

 Chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, động lực, là khát vọng của nhân dân

Trong văn kiện các kỳ Đại hội, Đảng ta đều khẳng định CNXH hiện đứng trước nhiều khó khăn, thử thách, lịch sử thế giới đang trải qua những bước quanh co; song, loài người cuối cùng nhất định sẽ tiến tới CNXH vì đó là quy luật tiến hóa của lịch sử. Thực tiễn sinh động được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tổng kết thực tiễn, khái quát lý luận trong bài viết: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam” đã thể hiện rõ mục tiêu, khát vọng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng ta và nhân dân ta đã lựa chọn. Đó là mô hình CNXH của Việt Nam được xây dựng hiện nay: Một xã hội mà sự phát triển là thực sự vì con người; sự phát triển về kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; một xã hội nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn; sự phát triển bền vững, hài hòa với thiên nhiên để bảo đảm môi trường sống trong lành cho các thế hệ hiện tại và tương lai; một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân. 

Năm giá trị cơ bản mà chúng ta đang theo đuổi thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội XHCN mà chúng ta đang xây dựng, đang dần dần hiện thực hóa trong đời sống xã hội. Đó cũng là những giá trị đối lập với những bất công, bất hợp lý, phi nhân văn mà các xã hội Tư bản chủ nghĩa chỉ có thể tô vẽ trong những tuyên ngôn hoa mỹ mà không thể giải quyết được trên thực tế hiện tại, mà cũng không có khả năng giải quyết trong tương lai. 

Đó cũng là cơ sở để phản bác mọi sự xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch, những phần tử cơ hội, chính trị phản động âm mưu chia rẽ đại đoàn kết toàn dân tộc, nói xấu Đảng, làm suy yếu chế độ xã hội chủ nghĩa nhằm mục đích chuyển hóa sang chế độ Tư bản chủ nghĩa.

NGUYỄN VĂN TUÂN
 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Phóng sự ảnh
Dự báo thời tiết
Thời tiết Hà Nội
Tỷ giá ngoại tệ